Những tác động phi tích cực

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 77 - 83)

2002  Hạn ngạch nhập khẩu xe máy và phụ tùng xe máy và ôtô khách dưới 9 chỗ ngồi được dỡ bỏ.

3.1.2.Những tác động phi tích cực

Cùng với việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế, việc Việt Nam thực hiện các cam kết gia nhập có thể có tác động tiêu cực nhất định đối với thu ngân sách. Lập luận này dựa trên các cơ sở dưới đây:

Một là, Đánh giá của Bộ Tài chính và ADB (2005) về tác động của việc cắt giảm thuế suất 20% đồng đều đối với 16 mặt hàng (mức cắt giảm trung bình trong cam kết là gần 23%) đối với tăng trưởng và kim ngạch nhập khẩu và thu từ thuế nhập khẩu cho thấy, kim ngạch nhập khẩu có thể giảm 0,5% hay gần 19 triệu USD, kéo theo giảm 16% thu thuế nhập khẩu (Bảng 3.1) từ 16 nhóm mặt hàng này.

Có thể thấy đây chỉ là ví dụ minh hoạ (chẳng hạn, hạng mục quan trọng là thuốc lá là loại hàng chịu hạn ngạch thuế quan, song theo Bảng 3.1, mặt hàng này chịu cắt giảm thuế quan, kéo theo thất thu ngân sách tới 1/3 tổng thất thu từ nhập khẩu) song cũng có ý nghĩa tham khảo.

Bảng 3.1: Tác động đối với kim ngạch nhập khẩu và thu thuế nhập khẩu khi cắt giảm thuế quan một sô hàng công nghiệp xuống mức 20% đồng đều đối

với tất cả hàng nhập khẩu. Miêu tả SITC Thuế quan hiện tại Thuế quan đề xuất Thay đổi kim ngạch (%) Thay đổi giá trị (1000 USD) Thuế nhập khẩu (%)

Toa tàu và xe tải 732,3 68,8 55,0 1,7 -5.126 -11,0

Xe máy 732,9 3,8 3,0 -0,7 -4.366 -20,0

Thiết bị sưởi trung tâm 812,1 36 28,8 8,0 -14 -9,0

Thuốc lá 122,2 34,3 27,4 -3,7 -6.638 -19,0

Gỗ tấm 632,4 4,5 3,6 0,3 -60 -19,0

Da bò, da ngựa 611,4 7,6 6,1 0,3 -1.190 -19,0

Đồ uống không cồn 111,0 50,0 40,0 18,9 10 2,0

Sản phẩm từ gỗ 633,0 8,3 6,7 -0,9 -5 -20,0

Nguồn: Bộ Tài chính và ADB (2005)

Tính toán sơ bộ của Bộ Tài chính cho thấy, việc 35,5% số dòng thuế trong biểu thuế phải cắt giảm theo lộ trình sẽ làm số thu hàng năm từ hoạt động nhập khẩu giảm 10%, tức tương đương 132 triệu USD. Tuy nhiên, tính toán của Bộ Tài chính cũng cho thấy, việc cắt giảm các khoản ưu đãi thuế và trợ cấp hàng năm có thể tạo ra 30-40 triệu USD, bù đắp rất đáng kể cho khoản thất thu từ hoạt động xuất khẩu.

Như vậy, nếu chỉ tính tác động tĩnh của việc cắt giảm thuế quan và không tính đến các khoản thu bổ sung (rất có thể) (nhờ gia tăng thu thuế VAT, thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp), mức thất thu NSNN trong những năm đầu sau khi gia nhập WTO ước vào khoảng 90 – 100 triệu USD [ 29 ]

Với mức tăng trưởng kinh tế được dự báo tương đối cao trong thời gian tới (chẳng hạn, xem Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2006)) cùng với xu thế tăng mức thu từ các loại thuế như thu nhập doanh nghiệp, VAT và thu nhập cá nhân tăng tương đối nhanh trong những năm 2000, tác động (lan toả) của việc gia nhập WTO đối với thu NSNN có thể bù đắp đáng kể mức thất thu từ thuế xuất nhập khẩu. Trong giai đoạn 2000 – 2005, số thu từ 3 loại thuế quan trọng ngoài thuế xuất nhập khẩu đã tăng hàng năm trung bình hơn 10 nghìn tỷ đồng (tương đương 600 triệu USD) (xem Bảng 3.2). Sau khi gia nhập, số thu thuế từ ba loại thuế này, nhất là VAT có thể tiếp tục tăng mạnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Bên cạnh

đó, với việc Luật Thuế thu nhập cá nhân dự kiến có hiệu lực năm 2008, số thu từ thuế này có thể tăng do tác động của quy chế thành viên WTO (tăng thu nhập) và do cơ sở thuế được mở rộng.

Bảng 3.2: Tăng trưởng của thu thuế từ 3 loại thuế quan trọng nhất (không kể thuế xuất nhập khẩu, 2001 – 2005)

2001 2002 2003 2004 2004 (ƣớc tính) 2005 (dự toán) Thuế thu nhập doanh

nghiệp

25,8 29,3 32,6 37,3 41,6

Tăng trưởng về giá trị (nghìn tỷ đồng)

3,6 3,5 3,3 4,7 4,3

Tốc độ tăng trưởng (%) 16,2 13,6 11,3 14,4 11,5

Thuế thu nhập cá nhân 2,1 2,3 2,9 3,7 4,1

Tăng trưởng về giá trị (nghìn tỷ đồng)

0,3 0,2 0,6 0,8 0,4

Tốc độ tăng trưởng (%) 16,67 9,52 26,09 27,59 10,81

Thuế VAT 19,3 25,9 32,7 41,1 47,2

Tăng trưởng về giá trị (nghìn tỷ đồng) 2,2 6,6 6,8 8,4 6,1 Tốc độ tăng trưởng (%) 12,87 34,20 26,25 25,69 14,84 Tăng trƣởng về giá trị 3 loại thuế (%) 6,1 10,3 10,7 13,9 10,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: IMF, 2006

Thứ hai, trên đây là trường hợp Việt Nam áp dụng mức thuế thuộc diện cắt giảm (35,5%) bằng các mức thuế trần ràng buộc. Việt Nam có thể áp đặt mức thuế thực tế tốt nhất theo nghĩa tăng nguồn thu từ nhập khẩu thông qua áp dụng một mức thuế tương đối đồng nhất. Như đã đề cập, việc cắt giảm các mức thuế quan cao, nhất là thuế đỉnh, đồng nhất hoá mức thuế quan áp dụng có thể làm tăng nhập khẩu chính thức, qua đó làm tăng thu thuế nhập khẩu (và cả thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT) (và giảm thiểu các vấn đề có liên quan tới cán cân thanh toán, vận động hành lang, tham nhũng), tuy nhiên, điều này đã không được tính đến trong các ước tính trên. Ngoài ra, với 30% số dòng của Biểu thuế cam kết mức trần cao hơn mức thuế suất (FMN) hiện hành với 3.170 dòng thuế (chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải), Việt Nam có thể nâng mức thuế thực tế lên mức “kịch trần”, điều này, ngược lại có thể làm tăng số thu thuế nhập khẩu từ nhóm dòng thuế này.

Tóm lại, Việt Nam không nên lo ngại quá mức về tác động tiêu cực của việc cắt giảm thuế quan đối với thu NSNN. Về ngắn hạn, trong 1-2 năm đầu, sự sụt giảm nhẹ trong thu NSNN có thể xảy ra song khi tác động (lan toả) của tự do hoá thương mại bắt đầu “bén” thì sự thất thu có thể dần được bù đắp. Hơn nữa, nếu chỉ nhằm giảm mức thất thu NSNN mà không tính đến các tác động khác, Việt Nam nên có những điều chỉnh, cải cách thích hợp hệ thống thuế của mình để tối thiểu hoá tác động tiêu cực của việc thực thi các cam kết gia nhập.

Theo cam kết về cắt bỏ trợ cấp, do lượng hỗ trợ trong nước bị cấm là tương đối nhỏ, trong khi Việt Nam được quyền duy trì các dạng hỗ trợ khác. Với thông tin về trợ cấp công nghiệp chưa có đầy đủ, xu hướng có thể thấy

là Việt Nam buộc phải điều chuyển các khoản trợ cấp bị cấm và có thể bị đối kháng sang trợ cấp được phép.

Sự tác động của quy chế thành viên WTO đối với sự phát triển của các ngành hàng trong nước cần được đánh giá một cách tổng hợp và sâu sắc do chưa có đánh giá định lượng một cách tổng thể với số liệu được cập nhật. Theo Phạm Lan Hương (2004), nếu Việt Nam áp dụng đồng đều mức thuế quan cho mọi mặt hàng ở mức 5% thì tác động của việc gia nhập WTO đối với sản lượng các ngành hàng có thể không quá tiêu cực, nhất là khi hai mặt hàng quan trọng được đưa vào mô hình (đường ăn và thuốc lá), theo cam kết gia nhập, được duy trì áp dụng hạn ngạch thuế quan.

Tuy nhiên, thực tế và hiệu quả hoạt động một số ngành hàng lại cho thấy một số vấn đề đáng lo ngại, thậm chí là đối với những ngành hàng được coi là có lợi thế cạnh tranh nhất định như dệt, may và xe máy.

Theo cam kết, ngành dệt may là ngành bị cắt giảm thuế quan lớn nhất (63%) và phải cắt giảm trợ cấp mất sớm nhất và nhiều nhất. Việc xoá bỏ ưu đãi theo Quyết định 55/2001/QĐ-TTg có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ngành dệt, nhuộm. Lý do là việc đầu tư vào các dự án dệt thường cần vốn đầu tư lớn và sự ưu đãi, hơn nữa, nếu đầu tư vào ngành dệt thì phải đầu tư vào lĩnh vực nhuộm và xử lý nước thải. Bên cạnh đó, hiện nay ngành dệt đang phát triển rất chậm so với ngành này. Phần lớn các doanh nghiệp dệt trong tổng số 27 đơn vị đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn và thị trường, đặc biệt nhiều đơn vị đang thua lỗ nặng vì sản phẩm làm ra kém chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu của ngành may và đang trên bờ vực phá sản. Báo cáo kiểm toán Nhà nước niên độ ngân sách năm 2004 cho thấy Tổng Công ty Dệt may Việt Nam đến 31/12/2004 có lỗ luỹ kế rất lớn, lên tới 328 tỷ đồng [ 10 ] . Năng lực cạnh tranh hàng dệt may yếu kém cạnh tranh được thể hiện rõ nét, nhất là trong năm 2005, tại thị trường EU, khi hạn ngạch cho Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh khác được dỡ bỏ (theo Hiệp định về Hàng dệt, may),

kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này giảm trong 9 tháng đầu năm 2005. Chỉ đến khi Trung Quốc bị EU áp đặt biện pháp tự vệ thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này mới thoát khỏi tình trạng tăng trưởng âm, đạt tốc độ 15% trong cả năm 2005. Sau năm 2008, tình hình có thể sẽ tồi tệ hơn do các rào cản về tăng trưởng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường EU và các thị trường khác như Mỹ và một vài thành viên WTO khác được dỡ bỏ, sự sụt giảm xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này có khả năng càng “đậm nét” hơn.

Trường hợp điển hình khác là ngành công nghiệp xe máy. Như đã phân tích, ngành công nghiệp xe máy tuy được coi là bảo hộ tương đối thành công nhờ hiệu quả kinh tế về quy mô (có được một thị trường đủ lớn với khoảng 2 triệu xe/năm) với tỷ lệ nội địa hoá ngày càng tăng, đặc biệt, đã “sống sót” sau cuộc “đổ bộ” của xe máy Trung Quốc giá rẻ vào thị trường và hiện đã bắt đầu xuất khẩu.

Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO, ngành công nghiệp xe máy Việt Nam chắc chắn sẽ đối mặt với không ít khó khăn, khiến không ít doanh nghiệp có thể bị phá sản hoặc phải chuyển sang làm công nghiệp phụ trợ. Trong tổng số 52 doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy ở Việt Nam, trong đó có 22 DNNN và 7 xí nghiệp liên doanh, chỉ có các liên doanh là thực sự có năng lực sản xuất có hiệu quả. Đa số các DNNN hiện đang hoạt động cầm chừng và tồn tại được chủ yếu nhờ sự trợ giúp của Nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân thì hoạt động phân tán, có quy mô nhỏ, thậm chí chưa có chiến lược dài hạn. Quy mô và nguồn vốn nhỏ dẫn đến một hệ quả tất yếu là hầu hết các nhà sản xuất đều không thể đầu tư một cách bài bản, chắp vá và thiếu hụt từ khâu nghiên cứu thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu, tổ chức hệ thống kinh doanh – bán hàng, và đặc biệt là thiết kế mẫu mã – sản phẩm và thương hiệu.

Trong bối cảnh phải tuân thủ các cam kết gia nhập WTO, mở cửa thị trường xe máy (từ 2009) và mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, các nhà sản xuất xe máy giá rẻ trong nước, nhất là tư nhân vốn thiếu khả năng thiết kế mẫu mã, thương hiệu, nhãn mác của mình khó có thể cạnh tranh và phát triển bền vững trên thị trường.

Tóm lại, tác động phi tích cực đối với Việt Nam sau khi thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan hàng hoá nói chung và hàng công nghiệp nói riêng khi gia nhập WTO là không nhỏ. Thách thức lớn nhất trong điều chỉnh chính sách thuế và trợ cấp không phải là làm thế nào để thực hiện theo cam kết mà làm thế nào để sử dụng nguồn trợ cấp hiện hữu và huy động thêm các nguồn khác để ngoài việc không vi phạm các quy định của WTO đồng thời, đạt các mục tiêu là bảo hộ, nâng cao năng lực các ngành hàng một cách hữu hiệu, thúc đẩy thương mại, nhất là xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm thiểu những phí tổn mà việc gia nhập WTO có thể tạo ra. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có những nhóm giải pháp chính sách quyết liệt, hữu hiệu và với quyết tâm chính trị lớn để đạt được những mục tiêu chính yếu kể trên.

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 77 - 83)