Nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 93 - 96)

2002  Hạn ngạch nhập khẩu xe máy và phụ tùng xe máy và ôtô khách dưới 9 chỗ ngồi được dỡ bỏ.

3.2.5. Nhóm giải pháp khác

 Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các chính sách liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và phổ biến công nghệ, các chính sách xã hội, y tế và môi trường. Đây cũng là nhân tố cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của hàng hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện phúc lợi xã hội.

 Dành một nguồn trợ cấp hợp lý cho việc hỗ trợ, thúc đẩy cải cách khu vực ngoài quốc doanh, đảm bảo rằng khu vực này được hưởng lợi từ tự do hoá thương mại, nghĩa là hỗ trợ tiếp cận các thị trường nhân tố sản xuất, nhất là thị trường tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tăng tiếp cận thị trường nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong tiếp cận hệ thống thông tin trong và ngoài nước về pháp luật, giá cả và thị trường; xác định nhu cầu trợ cấp

để giúp khu vực tư nhân trong nhiều hoạt động, trong đó có việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế (về chất lượng, lao động, môi trường).

 Dành nguồn tài lực (chi NSNN) hợp lý để nâng cao năng lực thể chế, nhất là năng lực của bộ máy Nhà nước ở các cấp (như các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Tư pháp ) trong lãnh đạo, hoạch định chính sách, quản lý và điều hành nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng nhằm đảm bảo tránh và giảm thiểu các vấn đề “thất bại của hội nhập”. Điều này tạo điều kiện giảm gánh nặng thuế đánh vào các doanh nghiệp và người dân.;

Trong giai đoạn tới, chúng ta rất cần đội ngũ cán bộ và chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp. Trên thực tế, trong tình hình hiện nay, chúng ta còn thiếu một đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo luật pháp quốc tế và ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra đến năm 2020, Việt nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp, thì vấn đề đào tạo cán bộ, chuyên gia và thợ lành nghề giỏi cần phải có chiến lược cụ thể để đáp ứng như cầu trong giai đoạn mới.

 Có cơ chế thích hợp nhằm tăng cường tính phối – kết hợp giữa các cấp ngành công nghiệp, nhất là giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong thực thi các nhóm giải pháp nói trên.

KẾT LUẬN

Sau hơn 11 năm đàm phán , đến nay Việt nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Đây là một sự kiện trọng đại đối với nước ta, một đất nước mà sau 20 năm đổi mới được đánh giá là đã có những bước phát triển về kinh tế – xẫ hội một cách ngoạn mục.

Trong công cuộc phát triển và xây dựng đất nước, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá luôn được đặt lên hàng đầu. Một đất nước có phát triển khi có một nền công nghiệp hiện đại. Thấm nhuần tư tưởng đó, việt nam đang phấn đấu mạnh mẽ đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Thực hiện cắt giảm thuế quan hàng hoá nói chung và hàng công nghiệp nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cho phù hợp với quy định cuả GATT/WTO đã cho thấy Việt nam quyết tâm trên con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Mặc dù ngành công nghiệp còn non trẻ, các mặt hàng công nghiệp còn hạn chế, nhưng Việt nam đã phát huy được những thế mạnh của mình trong quá trình xuất, nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp trong bối cảnh cắt giảm thuế quan thời hội nhập. Hậu gia nhập WTO, Việt nam đang thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết của mình đối với việc cắt giảm thuế quan hàng công nghiệp với tư cách là thành viên chính thức của WTO.

Nghiên cứu của tác giả trong luận văn này nhằm cố gắng phác hoạ quá trình cắt giảm thuế quan hàng công nghiệp của nước ta theo GATT/WTO để thấy rõ tác động của nó tới sự phát triển kinh tế đất nước, các ngành sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và hàng công nghiệp của Việt nam trong quá trình hội nhập giai đoạn 1995 đến

nay. Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế các tác động không tích cực trong quá trình hội nhập và hậu gia nhập WTO của Việt nam.

Gia nhập WTO, vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với những thách thức không nhỏ. Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trong thị trường mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta. Với thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới, quá trình chuyển biến tích cực trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế trong những năm vừa qua, cùng với kinh nghiệm và kết quả của nhiều nước gia nhập WTO trước Việt nam, cho chúng ta niềm tin vững chắc rằng: Chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức để trở thành một nước “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh “./.

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)