Các cam kết cắt giảm thuế quan đối với sản phẩm công nghiệp

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 34 - 39)

Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế; ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng; ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế; chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải.

Cam kết ràng buộc toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế.

Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5 – 7 năm.

- Sản phẩm công nghiệp nói chung

Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: Dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện - điện tử.

Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16,6% thì mức cắt giảm sẽ là 23,9% [ 31 ]

Các mức cắt giảm này có thể so sánh tương ứng với các mức cắt giảm trung bình của các nước đang phát triển và đã phát triển trong vòng đàm phán Uruguay (1994) như sau: Trong lĩnh vực công nghiệp các nước đang phát triển và đã phát triển cam kết cắt giảm là 37% và 24% [ 31]

Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3-5 năm.

Trong các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm.

Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy - ảnh kỹ thuật số … sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm.

Bia giảm 20%.

Giầy dép mũ các loại giảm 20% Đồng hồ các loại giảm 25% Chè giảm 20% Thịt chế biến (hộp) giảm 20% Gạch ốp giảm 17% Đồ sứ giảm 17 – 20% Thuỷ tinh, kính giảm 10% Một số loại ắc quy giảm 20%

Một số hàng tạp hoá khác giảm 20 – 25%.

- Sản phẩm thép tấm

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, với những cam kết về mức thuế sẽ áp dụng, các sản phẩm thép tấm, lá … chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng do thuế suất nhập khẩu mặt hàng này chỉ còn 0%.

Khi đàm phán để tham gia Hiệp định Thương mại hàng hóa giữa các nước ASEAN và Trung Quốc là thời điểm năm 2003, chúng ta đã căn cứ vào những dòng thuế đang áp dụng tại thời điểm này để đàm phán. Khi đó thuế suất thuế nhập khẩu với các sản phẩm thép tấm chỉ có 0% do trong nước chưa sản xuất được, 100% nhu cầu phải nhập khẩu.

Mức thuế suất thuế nhập khẩu 0% với thép tấm đã được chúng ta cam kết dành ưu đãi cho các nước tham gia Hiệp định. Nhưng đến đầu năm 2006 nhà máy thép cán nguội Phú Mỹ đã đầu tư xong và bắt đầu sản xuất với công suất 200.000 tấn/ năm và để bảo hộ cho sản xuất trong nước, thuế suất thuế nhập khẩu với thép tấm đã được nâng lên là 7%.

Theo mô hình cắt giảm và loại bỏ thuế quan đối với các dòng thuế trong danh mục thông thường thì tất cả các mức thuế sẽ phải giảm dần theo lộ trình đến 2015 còn 0%. Nhưng nếu mức thuế hiện là 5% thì nó sẽ được giữ nguyên đến 2015 mới phải giảm xuống còn 0%. Riêng mức thuế dưới 5% (từ 5% - 0%) thì giữ nguyên ngay từ thời điểm 2005 [ 30 ]

Vào thời điểm đàm phán thì thuế suất thuế nhập khẩu với thép xây dựng của Việt Nam đang là 35%, theo lộ trình đến 2006 – 2007 giảm xuống còn 30%, 2008 còn 25%, 2009 còn 20%, 2011 còn 15%, 2013 còn 10% và 2015 còn 0%, nên không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên đối với sản phẩm thép tấm thì khác, trong số 7 nước ASEAN (trừ Lào, Campuchia và Myanma) thì Việt Nam là nước có mức thuế suất thuế nhập khẩu với thép tấm thấp nhất (0%), 6 nước còn lại chỉ có Philipinnes là 3% còn tất cả đều ở mức 5%.

Như vậy với mức thuế sản phẩm thép tấm mà Việt Nam cam kết dành cho các nước là 0% thì theo lộ trình sẽ phải giữ nguyên ngay từ thời điểm hiện nay và theo cam kết này thì mức thuế suất thuế nhập khẩu với thép tấm là 7% hiện nay sẽ phải giảm xuống còn 0%.

Các doanh nghiệp này khi lập dự án vay vốn đầu tư luôn chắc chắn rằng sẽ được bảo hộ và họ đã đưa điều kiện này vào để tính hiệu quả dự án đầu tư. Thực tế hiện nay thép tấm đang được bảo hộ với mức thuế 7% đánh vào những sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Nay mức thuế hạ xuống còn 0% tức là không có bảo hộ nữa, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.

Vì có bảo hộ bằng thuế nên thép nhập khẩu vào Việt Nam sẽ phải bán với giá cao, thép trong nước sản xuất chỉ cần bán thấp hơn chút ít sẽ cạnh tranh được, như vậy doanh nghiệp có điều kiện thu hồi vốn nhanh và có lợi nhuận. Không còn bảo hộ, thép tấm nhập khẩu tràn vào, giá bán rẻ, thép sản xuất trong nước khó cạnh tranh nổi bởi chi phí đầu tư ban đầu lớn làm cho giá bán không thể hạ thấp, thời gian thu hồi vốn cũng như trả nợ vốn vay sẽ bị kéo dài hơn so với tính toán ban đầu. Chẳng hạn như thép Phú Mỹ theo tính toán, Với mức bảo hộ là 0% thì hiệu quả đầu tư sẽ giảm đáng kể. Hiện lượng thép tấm tiêu thụ của thép Phú Mỹ đã chậm lại, do biết thông tin này, nhiều khách hàng đang hạn chế mua để chờ thép nhập khẩu.

Theo Hiệp hội thép, nhu cầu thép tấm cả nước năm 2005 là 800.000 tấm, năm 2006 ước tính là 1.000.000 tấm, các năm tới mức tăng trưởng dự báo là 20%/năm. Hiện thép tấm chiếm 45% trong tổng nhu cầu thép của Việt Nam, còn thép xây dựng là 55%. Ở các nước công nghiệp phát triển thì thép tấm chiếm 55% còn thép xây dựng là 45%. Theo nhận định, thời gian tới tại Việt Nam thép tấm cũng sẽ chiếm 55% trong tổng nhu cầu thép do công nghiệp phát triển, đời sống được nâng cao. Nhiều doanh nghiệp đã coi đây là một thị trường tiềm năng, đang xúc tiến đầu tư vào sản xuất phôi và thép tấm.

Ngoài 3 doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất thép tấm kể trên, hiện còn một doanh nghiệp nước ngoài đang đàm phán với một đối tác trong nước để đầu tư nhà máy sản xuất thép tấm tại Việt Nam với sản lượng khoảng 800.000tấn/năm, nhưng mức bảo hộ để dự án có hiệu quả mà họ đề nghị là 10%, phía đối tác Việt Nam đưa ra mức bảo hộ khi đàm phán là 5% (bằng với cam kết khi gia nhập AFTA, các mức thuế sẽ chỉ từ 0%-5%). Nếu không còn bảo hộ nữa, không biết nhà đầu tư sẽ nghĩ gì?

Bên cạnh đó, các dự án lớn về luyện kim chuẩn bị đầu tư như Liên hợp luyện kim Thạch Khê (Hà Tĩnh) với công suất 4,5 triệu tấn/năm, Dung Quất 5 triệu tấn/năm mà sản phẩm thép tấm chiếm tới trên 90% sản lượng cũng sẽ phải xem xét lại tính khả thi khi không còn bảo hộ nữa.

- Sản phẩm dệt may

Việc tham gia hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa Kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này; vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5% [ 30 ]

Dệt may: các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam khi vào WTO. Riêng trường hợp vi phạm quy định

WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định. Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của Việt Nam.

Từ những điều phân tích ở trên cho thấy, với tư cách là thành viên của WTO, Việt nam, trong thực tế đã điều chỉnh chính sách thuế quan đối với sản phẩm công nghiệp ngay từ trước khi Việt nam gia nhập. Vì vậy, ngay khi gia nhập WTO vào ngày 11.7.2006, các cam kết của Việt nam về chính sách thuế quan đối với sản phẩm công nghiệp sẽ đòi hỏi Việt nam phảI có sự điều chỉnh chính sách thuế quan hàng công nghiệp . Chương 2 sẽ phân tích vấn đề này.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 34 - 39)