2003 Các dòng thuế còn lại trong TEL đã được chuyển sang danh mục IL
2.1.2.1. Chính sách thuế quan được phân bổ chưa hiệu quả giữa các ngành hàng công nghiệp.
ngành hàng công nghiệp.
Mức bảo hộ thực tế nói chung và thuế quan (danh nghĩa) nói riêng cho đến nay vẫn còn quá chênh lệch (với nhiều dòng thuế đỉnh) giữa các ngành hàng là một trong nhiều nguyên nhân khiến một lượng vốn tương đối lớn được đầu tư vào các ngành hàng mà Việt Nam không có lợi thế so sánh và, do đó, dẫn đến nguồn vốn được phân bổ kém hiệu quả. Chẳng hạn, trong giai đoạn 1988-2003, trong tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã thực hiện ở Việt Nam (khoảng hơn 25 tỷ USD), đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng và khai khoáng chiếm tỷ trọng lớn nhất, tương ứng 24,3% và 17,7%; trong khi đó, các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, nơi sử dụng nhiều lao động và ít thâm dụng vốn, chỉ thu hút tương ứng 11,2, 7,3% và 6,4% tổng lượng vốn thực hiện. Như vậy, chính sách bảo hộ ngành, nhất là thuế quan chưa hiệu quả xét trên mục tiêu tạo ra nhiều việc làm và thâm dụng nhiều vốn trong bối cảnh Việt Nam còn thiếu vốn đầu tư.
Hơn nữa, việc hệ thống thuế quan còn khá phức tạp, số lượng thuế quan còn nhiều và độ phân tán giữa các mức thuế quan còn khá cao là mảnh đất màu mỡ “dinh dưỡng” cho các hoạt động tìm kiếm đặc lợi và tham nhũng. Không những không tạo ra nhiều công ăn việc làm, chính sách thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu cũng chưa thể hiện vai trò nổi bật trong nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngành hàng. Việc một
số mặt hàng được bảo hộ cao như đường ăn, xi măng sản xuất tại Việt Nam có giá thành tương đối cao là những minh chứng cho nhận định này.