Hàng da, giầy

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 67 - 70)

2002  Hạn ngạch nhập khẩu xe máy và phụ tùng xe máy và ôtô khách dưới 9 chỗ ngồi được dỡ bỏ.

2.2.3. Hàng da, giầy

Ngành da giầy là một trong những ngành có lợi thế khi Việt Nam gia nhập WTO. Tính toán định lượng cũng cho thấy mức tăng trưởng cao của ngành này khi Việt Nam thực hiện hội nhập đa phương. Với việc gia nhập WTO, ngành da giầy có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác lợi thế nhờ quy mô do có nguồn lao động dồi dào và rẻ. Hiện tại ở nước ta điều kiện để cho ngành da giầy phát triển là tương đối thuận lợi: đã có nhiều hãng nổi tiếng thế giới đầu tư ở Việt Nam, ở khu vực sản xuất quy mô lớn nhất thế giới. Hàng da giày của Việt Nam đã được các nước biết đến, đặc biệt là thị trường EU, chiếm tới 70% xuất khẩu giầy da của cả nước. [ 30].

Bên cạnh những thuận lợi, khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành này cũng phải đối phó với một số khó khăn, thách thức. Thứ nhất, việc loại bỏ trợ cấp xuất khẩu, mở rộng sẽ làm cho các sản phẩm da giầy ở nước ta ngày càng phải cạnh tranh quyết liệt hơn. Thứ hai, sự phân biệt đối xử với các Công ty tư nhân trong hệ thống tài chính làm cho việc mở rộng chiến lược theo hướng FOB và phát triển công nghiệp nguyên vật liệu trở nên khó khăn.

Thứ ba, người mua có thể chuyển các hoạt động sang các nước khác có chi phí nhân công rẻ hơn như Trung Quốc, Indonesia ... Thứ tư, nếu tham gia thị trường giầy dép với sản phẩm chất lượng cao cấp thì khong cạnh tranh được với sản phẩm của các quốc gia như Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức. Còn nếu chọn sản phẩm cấp thấp, có chất lượng trung bình thì lại không cạnh tranh được với sản phẩm sản xuất hàng loạt của Trung Quốc do công nghiệp vật liệu đã phát triển và năng suất lao động ở Trung Quốc cao hơn.

Thứ năm, các nước sản xuất có chi phí thấp khác có thể vượt lên Việt Nam tại các thị trường mới nổi do có sự hỗ trợ mạnh của Nhà nước và thành phần tư nhân. Thứ sáu, nguy cơ bị áp thuế bán phá giá là rất cao. Gần đây EU đã áp thuế bán phá giá đối với mũ giày của Việt Nam.

Những khó khăn xuất phát từ sự yếu kém của bản thân ngành da giày cũng rất lớn. Theo nhiều chuyên gia thì nguyên phụ liệu và hệ thống phân phối của ngành Da giầy đang là vấn đề nan giải. Trước hết về nguyên phụ liệu, phần lớn nguyên phụ liệu sản xuất đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, do vậy tuy giá trị kim ngạch xuất khẩu rất cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp, giá trị gia tăng chỉ chiếm 25%. Vậy nên, việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành Da giầy là hết sức cần thiết. Còn về hệ thống phân phối, do có đến hơn 60% các sản phẩm da giầy Việt Nam là gia công cho phí đối tác nước ngoài dưới hình thức làm theo đơn đặt hàng, với giá nhân công rẻ nên các doanh nghiệp Việt Nam chỉ giao hàng đến các nhà buôn mà không xuất khẩu trực tiếp đến các nhà phân phối chính. Đây cũng là điểm yếu của ngành Da giầy vì đa phần phụ thuộc vào hệ thống phân phối kinh doanh nước ngoài, điều đó đồng nghĩa với việc bị chi phối về sản xuất. Trong khi đó việc tập trung quá lớn vào thị trường EU cũng làm cho ngành Da giầy gặp nhiều khó khăn lúng túng khi thị trường này có biến động bất thường do tranh chấp thương mại. Theo thống kê của Hiệp hội Da Giầy Việt Nam, hiện

tỷ lệ xuất khẩu vào EU của ngành Da giầy Việt Nam chiếm tới hơn 70% vì thế khi xảy ra vụ kiện cả ngành Da giầy rơi vào thế bị động. Đó là hậu quả của việc không xây dựng được hệ thống phân phối chiến lược. Dự báo trong 2 năm tới, ngành Da giầy Việt Nam sẽ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bởi không thể chuyển đổi thị trường nhanh chóng được.

Một khó khăn nữa đối với ngành Da giầy Việt Nam gia nhập WTO là do quá chú trọng vào xuất khẩu nên phần lớn các doanh nghiệp da giầy vẫn chưa có được một chiến lược đầu tư dài hạn nhằm phát triển thị trường nội địa. Điều này đã khiến cho ngành Da giầy bị mất đi nguồn thu đáng kể ngay tại chính sân nhà. Có những doanh nghiệp da giày thay vì phải vạch ra hướng phát triển mới cho thị trường trong nước đã lựa chọn những sản phẩm xuất khẩu thừa hoặc lỗi mốt để đem tiêu thụ nội địa, điều này đã khiến cho giầy dép nội địa trở nên kém hấp dẫn hơn. Nếu không giải quyết tốt những vấn đề hiện đang tồn tại thì việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới của ngành Da giầy chắc chắn sẽ rất khó khăn.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)