Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn văn kiện gia nhập WTO vào ngày 27-28/11/2006. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 11/1/2007, và các cam kết của ta bắt đầu có hiệu lực.
Theo kết quả đàm phán, về cam kết đa phương, Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định đa biên của WTO và quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên do nước ta đang phát triển ở trình độ thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên ta yêu cầu và được WTO chấp nhận cho hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nông nghiệp, quyền kinh doanh.
Về thuế nhập khẩu, mức cam kết chung là đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong 5-7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong 5-7 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5-7 năm.
Cụ thể, có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với
nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ô tô - xe máy… vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định.
Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử. Ta đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hoá chất là phương tiện vận tải.
Ta cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp. Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Ngành mà ta cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế.
Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 – 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Về hạn ngạch thuế quan, ta bảo lưu quyền áp dụng với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối.
Tổng hợp chung toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO như được thể hiện trong Biểu cam kết về Hàng hoá của Việt Nam. Có thể rút ra một số nét lớn như sau:
- Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.60 dòng thuế.
- Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5-7 năm.
- Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải.
- Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện - điện tử.
- Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân thời điểm gia nhập là 16,1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16,6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23,9%.
- Các mức cắt giảm này có thể so sánh tương ứng với mức cắt giảm trung bình của các nước đang phát triển và đã phát triển trong vòng đàm phán Uruguay (1994) như sau: trong lĩnh vực nông nghiệp các nước đang phát triển và đã phát triển cam kết cắt giảm là 30% và 46%; với hàng công nghiệp tương ứng là 37% và 24%; Trung quốc đàm phán gia nhập của mình cam kết cắt giảm khoảng 45% thuế nhập khẩu (từ 17,5% xuống 10%).
Mức độ cam kết và cắt giảm thuế của Việt Nam tổng hợp theo một số nhóm ngành hàng và nhóm mặt hàng chính với thời gian thực hiện được cụ thể hoá trong các bảng 1.2, bảng 1.3, bảng 1.4:
Bảng 1.2 – Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành công nghiệp hàng chính.
Nhóm mặt hàng
Thuế suất cam kết tại thời điểm gia
nhập WTO (%)
Thuế suất cam kết cắt giảm cuối cùng cho WTO (%) 1. Dầu khí 36,8 36,6 2. Gỗ, giấy 14,6 10,5 3. Dệt may 13,7 13,7 4. Da, cao su 19,1 14,6 5. Kim loại 14,8 11,4
6. Hoá chất 11,1 6,9
7. Thiết bị vận tải 46,9 37,4
8. Máy móc thiết bị cơ khí 9,2 7,3
9. Máy móc thiết bị điện 13,9 9,5
10. Hàng chế tạo khác 12,9 10,2
Cả biểu thuế 17,2 13,4
Nguồn : Bộ Thương mại, 2006
Qua bảng 1.2, ta thấy Việt nam đã cắt giảm thuế quan một cách nghiêm chỉnh trong tiến trình gia nhập WTO. Mức thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập của hầu hết các sản phẩm công nghiệp đều gần tói mức cuối cùng phải cắt giảm.
Bảng 1.3 – Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt hàng công nghiệp chính Ngành hàng/ Mức thuế suất Thuế suất MFN
Cam kết với WTO Thuế suất khi gia nhập Thuế suất cuối cùng
Thời gian thực hiện
- Xăng dầu 0-10 38,7 38,7 - Sắt thép (thuế suất bình
quân)
7,5 17,7 13 5-7 năm
- Xi măng 40 40 32 2 năm - Phân hoá học (thuế suất
bình quân)
0,7 6,5 6,4 2 năm
- Giấy (thuế suất bình quân)
22,3 20,7 15,1 5 năm
- Ti vi 50 40 25 5 năm
- Điều hoà 50 40 25 3 năm - Máy giặt 40 38 25 4 năm - Dệt may (thuế suất bình 37,3 13,7 13,7 Ngay khi gia nhập
quân) (thực tế đã thực hiện theo hiệp định dệt may
với Mỹ và EU) - Giày dép 50 40 30 5 năm - Xe ô tô con + Xe từ 2.500 cc trở lên, chạy xăng 90 90 52 12 năm + Xe từ 2.500 cc trở lên, loại 2 cầu 90 90 47 10 năm + Dưới 2.500 cc và các loại khác 90 100 70 7 năm
Bảng 1.4 – Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt hàng công nghiệp chính Ngành hàng/ Mức thuế suất Thuế suất MFN
Cam kết với WTO Thuế suất khi gia nhập Thuế suất cuối cùng
Thời gian thực hiện
- Xe tải
+ Loại không quá 5 tấn 100 80 50 10 năm + Loại thuế suất khác hiện
hành 80%
80 100 70 7 năm
+ Loại thuế suất khác hiện hành 60%
60 60 50 5 năm
- Phụ tùng ôtô 20,9 24,3 20,5 3-5 năm - Xe máy
+ Loại từ 800 cc trở lên 100 100 40 8 năm + Loại khác 100 95 70 7 năm
Qua Bảng 1.3 và 1.4, về cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu , có thể đánh giá rằng Việt nam đã nghiêm túc thực hiện các quy định của WTO về mức thuế suất và thời gian thực hiện cam kết cắt giảm.
Như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia vào một số Hiệp định tự do hóa theo ngành.
Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế từ 3-5 năm.
Trong các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy - ảnh kỹ thuật số … sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm.
Việc tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa Kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%.