Tiếp tục quán triệt quan điểm điều chỉnh chính sách thuế quan hàng công nghiệp

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 83 - 85)

2002  Hạn ngạch nhập khẩu xe máy và phụ tùng xe máy và ôtô khách dưới 9 chỗ ngồi được dỡ bỏ.

3.2.1.Tiếp tục quán triệt quan điểm điều chỉnh chính sách thuế quan hàng công nghiệp

quan hàng công nghiệp

Nhìn chung, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong quá trình cải cách, điều chỉnh chính sách thuế quan nói chung và thuế quan hàng công nghiệp nói riêng và trợ cấp trong những năm qua. Với những cam kết gia nhập tương đối “mạnh bạo” so với nhiều thành viên WTO trước đây và so với năng lực (sản xuất và cạnh tranh) của nhiều ngành hàng công nghiệp trong nước, việc hoạch định điều chỉnh chính sách thuế và trợ cấp trong thời gian tới đòi hỏi phải dựa trên một nhóm quan điểm toàn diện, có tính đến đầy

đủ các quy định của WTO, kinh nghiệm thành công lẫn chưa thành công của một số nước, thực trạng cải cách và năng lực trong nước. Các nhóm giải pháp điều chỉnh chính sách thuế quan hàng công nghiệp trong thời gian tới cần dựa trên các quan điểm và phương hướng điều chỉnh chủ đạo dưới đây.

Một là, Việt Nam nên coi việc gia nhập WTO là bước cải cách tiếp theo và chưa phải là bước cuối cùng trong tiến trình cải cách kinh tế và là tiền đề quan trọng để thực hiện một cách “thông suốt” và có hiệu quả những cải cách mạnh mẽ trong nước khác, do vậy, cần thực hiện một cách nghiêm túc các cam kết gia nhập, nhất là thực hiện cắt giảm các rào cản thương mại và trợ cấp.

Hai là, trong khuôn khổ các “dư địa” (trong sử dụng các công cụ thuế quan) chưa dùng đến và được WTO cho phép, Việt Nam vẫn cần bảo hộ một số ngành công nghiệp một cách hợp lý, có hiệu quả, nhất là ngăn chặn sự đổ vỡ hàng loạt của những ngành yếu kém, đồng thời nâng cao năng lực những ngành non trẻ có tiềm năng phát triển trong quãng thời gian chuyển tiếp được phép (5-7 năm).

Ba là, một số ngành công nghiệp chiến lược hiện hữu còn yếu kém vẫn cần được bảo hộ, song trong bối cảnh mới, tư duy, cách thức và mức độ bảo hộ các ngành hàng cần thay đổi bằng các cách thức hiệu quả hơn, linh hoạt hơn và “hợp thời” hơn.

Bốn là, sau khi gia nhập WTO, việc điều chỉnh chính sách thuế và trợ cấp phải mang tính đồng bộ, bổ trợ các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Cuối cùng, song không kém phần quan trọng, trong điều chỉnh chính sách thuế và trợ cấp, cần lưu ý là mức phí tổn điều chỉnh trong thời kỳ chuyển tiếp tuỳ thuộc vào tốc độ và lộ trình điều chỉnh và có thể tác động lên mức ủng hộ/kháng cự tự do hoá thương mại và cải cách trong nước khác.

Chính vì vậy, việc xây dựng lộ trình điều chỉnh chính sách thuế quan và trợ cấp trong bối cảnh mới cần được quan tâm đúng mức. Việc điều chỉnh chính sách thuế và trợ cấp nên hướng tới bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương và giảm thiểu những phí tổn có liên quan tới quá trình điều chỉnh của nền kinh tế nói chung và của những người lao động nói riêng. Đây là những vấn đề rất quan trọng để đảm bảo ổn định xã hội, tạo điều kiện để quá trình tự do hoá thương mại không bị cản trở mà diễn biến thuận lợi, qua đó nâng cao hiệu quả và sự ủng hộ đối với quá trình tự do hoá thương mại và các cải cách khác.

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 83 - 85)