Sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài và tạo dựng sân chơi bình đẳng.

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 45 - 50)

dựng sân chơi bình đẳng.

 Đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép tự động đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động xuất khẩu, cho phép các đặc biệt có vốn đầu tư nước ngoài được mua ngoại tệ trong giới hạn nhất định, cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận thế chấp đất đai.

 Mức cước viễn thông đã được áp dụng thống nhất (giữa các loại hình doanh nghiệp) kể từ ngày 1/10/2000.

 Xóa bỏ hạn chế định lượng đối với 8 trong 19 nhóm mặt hàng, bao gồm phân bón, soda lỏng, sản phẩm sứ, nhựa plastic, chất dẻo, sứ vệ sinh, quạt điện và xe đạp. 2001  Quy định quản lý hoạt động xuất nhập trong thời hạn 5 năm, dỡ bỏ các hạn chế định

lượng đã ban hành (tháng 4) với mục tiêu ổn định hoạt động xuất nhập khẩu và ban hành lộ trình xóa bỏ hạn chế định lượng và các biện pháp thương mại khác.

 Thành lập Quỹ Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu (Quyết định 132/2001/QĐ-TTg, ban hành ngày 10/09/2001).

 Cho phép công ty và cá nhân được xuất, nhập khẩu hầu hết các mặt hàng, không phụ thuộc vào ngành hàng đã đăng ký, ngoại trừ các mặt hàng cấm xuất, nhập khẩu, xuất nhập khẩu theo giấy phép và hàng hóa thuộc diện quản lý của các bộ chuyên ngành (Quyết định 46/2001/QĐ-TTg của Chính phủ).

 Xóa bỏ hạn chế định lượng đối với rượu, xi măng clinke, giấy, gạch ốp lát, kính xây dựng và một số sản phẩm thép, dầu thực vật.

 Ban chấp hành Trung ương thông qua Nghị quyết vào tháng 8/2001 kêu gọi thúc đẩy việc xóa bỏ chính sách hai giá (hầu hết được thực hiện từ năm 1999), đơn giản hóa quy trình và thủ tục hành chính cấp giấy phép đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hệ thống chính sách hai giá đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ được xóa bỏ đa số các loại phí và lệ phí vào năm 2003, trừ điện và được xóa bỏ vào năm 2005  Ban hành Luật Hải quan vào tháng 10 với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động hải

quan và thông quan.

 Hạn chế định lượng đối với kính xây dựng, các sản phẩm thép, được thay thế bởi thuế nhập khẩu vào tháng 12 (có hiệu lực từ 1/1).

 Tất cả các pháp nhân (cá nhân và Công ty) được phép xuất khẩu hầu hết các sản phẩm không cần giấy phép (theo Nghị định số 44/2001/NĐ-CP, tháng 8 năm 2001).

Bảng 2.1 ( tiếp theo )

2002  Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép xuất khẩu các sản phẩm không thuộc

phạm vi sản xuất (tháng 1).

 Hạn ngạch nhập khẩu xe máy và phụ tùng xe máy và ô tô khách dưới 9 chỗ ngồi được dỡ bỏ.

2003  Thuế suất trong và ngoài hạn ngạch đối với thuốc lá, muối và bông nhập khẩu đã được công bố vào 7/8

(Quyết định số 126/2003/QĐ-TTg).

 Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, nhiều chính sách về tài chính, tín dụng,

đầu tư, phí và phụ phí đã được sửa đổi và mở rộng, tập trung vào tín dụng dài hạn cho đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất, đặc biệt đối với các ngành sản xuất nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu (Quyết định 266/2003/QĐ-TTg ngày 17/12/2003).

2004  Nghị định 99/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 về việc ban hành Danh mục hàng hóa và thuế

suất thuế nhập khẩu của Việt Nam cho các năm 2004-2008 để thực hiện Chương trình thu hoạch sớm của Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc.

 Quyết định 90/2004/QĐ-BT (ban hành ngày 25/11/2004) điều chỉnh thuế nhập khẩu áp dụng

cho một số mặt hàng có xuất xứ từ Hoa Kỳ và từ các nước đã được hưởng MFN

 Ban hành biểu thuế mới cho xe gắn máy, với thuế suất được áp dụng trên cơ sở các linh kiện,

phụ tùng, nhập khẩu riêng thay vì một hệ thống hiện tại dựa trên gói linh kiện CKD và IKD (Quyết định 177/2004/QĐ-TTg) (để phát triển hai ngành công nghiệp là ô tô và linh kiện điện tử).

 Thông tư 95/2004/TT-BTC hướng dẫn một số chính sách hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế về

thuế phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủ sản, muối.

 Thông tư 87/2004/TT-BTC (ban hành ngày 31/8/2004) hướng dẫn về cách tính giá hải quan

(giá tính thuế hàng nhập khẩu được xác định căn cứ theo giá giao dịch thực tế thay vì dựa vào Bảng giá tối thiểu, Bảng giá kiểm tra như trước đây);

 Ban hành Chương trình Cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 (theo Quyết định của Thủ

tướng Chính phủ số 201/2004/QĐ-TTg ngày 6/12/2004)

2005  Nghị định 90/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống bán

phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

 áp dụng mức giá điện thống nhất đối với cả Việt Nam và người nước ngoài kể từ 1/1/2005

(Quyết định 215/2004/QĐ-TTg, ban hành ngày 29/12/2004).

 Hợp nhất 2 mức thuế suất VAT là 10% (đối với bông sơ chế nhập khẩu) và 5% (đối với bông

2006  Từ 1/2006, nhập khẩu đường chuyển từ hạn chế định lượng (giấy phép nhập khẩu) (trong giai đoạn 2001-2005 theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001) sang hạn ngạch thuế quan đoạn 2001-2005 theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001) sang hạn ngạch thuế quan (NĐ 12/CP ngày 23/1/2006).

Nguồn : Tổng hợp của tác giả

Qua Bảng 2.1, Việt nam đã hoàn toàn chủ động trong việc đưa ra các chính sách điều chỉnh, thay đổi, bổ sung vào hệ thống pháp luật, chính sách thương mại để phù hợp với các quy định của WTO trong tiến trình gia nhập vào tổ chức này.

Đối với hạn ngạch nhập khẩu, từ năm 1999 số lượng các mặt hàng phải chịu hạn ngạch nhập khẩu ở Việt Nam đã giảm xuống. Đến cuối năm 2005, hạn ngạch chỉ còn áp dụng đối với đường và xăng dầu.

Đối với hạn ngạch xuất khẩu, đến nay, Việt Nam đã dỡ bỏ hạn ngạch đối với hầu các mặt hàng xuất khẩu, trừ một số mặt hàng thiết yếu.

Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam áp dụng thuế suất xuất khẩu những năm đầu cải cách, song từ năm 1998 đến nay, các loại thuế này đã dỡ bỏ cùng với chiến lược thúc đẩy xuất khẩu, chỉ còn hai mặt hàng chịu thuế xuất khẩu đó là dầu thô và kim loại phế thải.

Việt Nam đã từng bước loại bỏ các biện pháp phi thuế quan dưới dạng

phụ thu đối với một số hàng công nghiệp nhập khẩu từ năm 2000 theo chương trình điều chỉnh cơ cấu mở rộng. Đối với một số sản phẩm như xi măng, clinke, đồ gốm sứ, giấy và thép, các biện pháp phi thuế tạm thời được thay thế bằng phụ thu nhập khẩu. Tuy nhiên, tất cả phụ thu nhập khẩu đã được xóa bỏ từ tháng 12/2004. Các khoản phụ thu nhập khẩu cuối cùng đối với nhựa PVC và ống thép hàn đã được loại bỏ theo Quyết định số

81/2004/QĐ-BTC ngày 15/10/2004 và Quyết định số 102/204/QĐ-BTC ngày 27/12/2004 [ 6 ]

Việt Nam cũng từng bước xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp hàng xuất nhập khẩu trong và ngoài nước và giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, được thể hiện khá rõ nét trong các biện pháp thuế nhất là thuế quan đánh vào hàng ô tô, xe máy và một số mặt hàng như cơ khí, điện và điện tử ... trong các nỗ lực nội địa hóa các sản phẩm này. Những hạn chế này đã được loại bỏ đáng kể đối với xe máy trong năm 2003.

Điều đáng lưu ý trong khi Việt Nam ngày càng tự do hóa thương mại sâu và rộng hơn thì mức thuế quan trung bình (giản đơn) đã tăng dần từ 10,7% năm 1992 lên 16,2% năm 2000 và lên tới 18,5% năm 2003 và đạt mức 17,8% tại thời điểm 20/4/2005 [ 6 ] (cùng thời điểm, mức thuế quan trung bình gia quyền là 11%). Nguyên nhân chủ yếu khiến mức thuế quan trung bình giản đơn tăng dần là do Việt Nam đã thực hiện thuế quan hóa một số mặt hàng nhập khẩu thuộc diện hạn chế định lượng, nhất là theo cam kết CEPT/AFTA, điều chỉnh biểu thuế theo Biểu hài hòa thuế quan ASEAN, chuyển các hàng rào phi thuế quan thành thuế quan và việc đưa các loại thuế và phí khác vào các dòng thuế.

Tuy nhiên, riêng đối với các mặt hàng công nghiệp từ các nước/khu vực mà Việt Nam ký kết hiệp định ưu đãi thương mại mức thuế quan nhập khẩu trung bình ngày càng giảm.

Qua việc phân tích những thuận lợi và kết quả đạt được của Việt nam trong việc điều chỉnh chính sách thuế quan hàng công nghiệp kể từ sau khi Việt nam nộp đơn gia nhập WTO và đến nay đã trở thành thành viên chính

thức thứ 150 của tổ chức này, chúng ta đã thấy được sự nỗ lực hết mình của Việt nam khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường và liên tục thay đổi, điều chỉnh, bổ sung các chính sách thuế quan hàng công nghiệp, mặc dù nền công nghiệp Việt nam còn rất non trẻ, để tạo ra sự phù hợp cần thiết về chính sách thuế qquan trong việc gia nhập WTO.

2.1.1.2. Đã tích cực và chủ động điều chỉnh chính sách thuế quan hàng công nghiệp theo các cam kết khu vực và song phương. hàng công nghiệp theo các cam kết khu vực và song phương.

o Thực thi các cam kết trong ASEAN/AFTA

Việc thực hiện AFTA được cụ thể hóa qua CEPT đã được Chính phủ triển khai từ năm 1996, ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào tháng 7/1995. Chính phủ Việt Nam đã xây dựng Danh mục cắt giảm ngay (IL) với lộ trình thực hiện bắt đầu từ 1/1/1996 để đạt mức thuế suất 0-5% vào 1/1/2006 như đã cam kết. Đồng thời, các sản phẩm thuộc Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) đã được chuyển vào Danh mục cắt giảm ngay và được chia thành 5 đợt, mỗi đợt 20% số lượng mặt hàng mỗi năm, bắt đầu từ tháng 1/1999 và kết thúc vào tháng 1/2003. Kể từ 1/2001, mức thuế suất của mặt hàng trong danh mục cắt giảm không cao hơn 20%. Việc cắt giảm thuế được tiến hành song song với việc loại bỏ các biện pháp hạn chế định lượng. Các thủ tục hải quan đã được đơn giản hóa và rút ngắn. Từ năm 2001, Việt Nam đã chính thức công bố lịch trình cắt giảm thuế quan của hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam với mức cắt giảm thuế suất trung bình từ 10,9% (2001) xuống 3% (2006).

Năm 2006 là năm có vai trò quan trọng trong thực thi CEPT/AFTA. Ngay từ đầu năm, từ 1/1/2006, Việt Nam tiếp tục cắt giảm thuế quan đối với

một loại mặt hàng theo hướng là dòng thuế 5% được áp dụng với đa số hàng hóa hiện đang chịu thuế suất 10%, đồng thời, đưa thêm một số mặt hàng vào danh sách mục giảm thuế. Những mặt hàng hiện chưa được vào thực hiện CEPT gồm 14 loại linh kiện xe máy và ô tô tải thuộc Danh mục loại trừ tạm thời, Danh mục nhạy cảm và những mặt hàng thuộc Danh mục loại trừ hoàn toàn (Đỗ Hoài Nam, 2006). (Xem bảng 2.2)

Bảng 2.2: Một số mốc quan trọng trong thực thi các cam kết CEPT/AFTA giai đoạn 1996-2006

Năm Lộ trình

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)