quan theo cơ chế thị trường nhằm tạo điều kiện để chuẩn bị cho Việt nam gia nhập WTO
Trước khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, Việt Nam có quan hệ kinh tế, nhất là quan hệ thương mại chủ yếu là với các nước thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Năm 1992, sau khi khối SEV tan rã, Việt Nam bắt đầu chính sach đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, với bước đầu tiên là ký kết Hiệp định về Ưu đãi thuế quan với Cộng đồng chung châu Âu (ECC) - tiền thân của Liên minh Châu Âu (EU) bây giờ. Sau khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (1995), năm 1996, Việt Nam đã cam kết thực hiện Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), tham gia Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA). Để có điều kiện gia nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế khu vực, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) (11/1998) và sau đó (7/2000) đã ký Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ. Ngày 5/11/2002, với tư cách là thành viên của ASEAN, Việt Nam đã ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc (AC- FTA). Ngày 11/1/2007, sau gần 12 năm kiên trì đàm phán, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO.
Đối với lĩnh vực đầu tư, từ Hiệp định song phương đầu tiên về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (được ký kết với Italia vào năm 1990), đến nay Việt Nam đã đạt được thỏa thuận ký kết hiệp định loại này với 47 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Chính sách thuế của Việt Nam trong những năm qua cũng đã tiến triển theo hướng là thực hiện các cam kết quốc tế (ASEAN/AFTA và song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và AC-FTA), đồng thời, nỗ lực bảo hộ sản xuất
trong nước để nâng cao năng lực ngành hàng, thúc đẩy xuất khẩu và phát triển kinh tế các vùng/địa phương.
Chính sách thuế của Việt Nam trong thời gian qua đã được cải cách định hướng thị trường và điều chỉnh cho phù hợp với các nguyên tắc và quy định của GATT/WTO và thông lệ quốc tế. Các cải cách tập trung vào việc hợp lý hóa cơ cấu thuế suất, không phân biệt đối xử, mở rộng cơ sở tính thuế, cải cách quản lý hành chính về thuế và áp dụng thuế VAT để thay thuế doanh thu. Các loại thuế được áp dụng và sửa đổi bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, thuế thu nhập (cá nhân), thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Ngoài ra, Chính phủ còn thu một số khoản khác như tiền thuê đất, mặt nước, thuế sát sinh (đã được xóa bỏ năm 1999), thuế môn bài, lệ phí đăng ký tài sản trước bạ, ...
Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng theo Luật Thuế Thu doanh nghiệp (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2004, thay thế cho Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp ban hành ngày 10/05/1997. Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đã điều chỉnh quy định thuế suất chung là 28% và các mức thuế suất ưu đãi là 10%, 15% và 20% và quy định một nhóm tiêu chí thống nhất áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp cũng đã bãi bỏ quy định hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp số thu nhập tái đầu tư, thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài quy định tại Điều 42 và 43 Luật Đầu tư nước ngoài Việt Nam. Trong một số trường hợp, mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là lớn hơn so với các doanh nghiệp trong nước.
Để chuẩn bị gia nhập WTO, thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia, tháng 11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối với thuế giá trị gia tăng, phạm vi sửa đổi liên quan đến việc thống nhất mức thuế suất, không phân biệt hàng trong nước hay nhập khẩu đều được miễn thuế giá trị gia tăng để đảm bảo bình đẳng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Thuế tiêu thụ đặc biệt được sửa đổi nhằm áp dụng thống nhất mức thuế suất của 4 mặt hàng là ô tô, rượu, thuốc lá, bia hơi và bia tươi.
Nhìn chung, những cải cách, điều chỉnh trong chính sách thuế của Việt Nam trong thời gian qua góp phần quan trọng đối với thu thuế cho NSNN (chủ yếu từ thu thuế) đã tăng rõ nét từ 21,6% GDP năm 2001 lên 25,11% GDP năm 2005; trong đó, tỷ trọng thu nội địa đã tăng từ 50,7% năm 2001 lên 54,7% năm 2005 . Trong cùng giai đoạn, giá trị thu thuế đã tăng mạnh, liên tục từ 65,4 nghìn tỷ đồng năm 2001 lên 102,3 nghìn tỷ đồng và dự toán đạt 133 nghìn tỷ đồng năm 2005 [ IMF, 2006 ].
Trong cơ cấu thu thuế, các loại thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất khẩu, nhập khẩu đóng vai trò tương ứng quan trọng nhất (từ năm 2002 trở về trước, thuế thu nhập doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất); thu từ thuế thu nhập cá nhân có tỷ trọng đáng kể và vai trò ngày càng tăng. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là thu từ thuế xuất khẩu, nhập khẩu có xu hướng giảm nhẹ nếu xét theo giá trị kể từ năm 2002, trong khi đó, tỷ trọng trong tổng thu thuế giảm rất rõ nét từ đó đến nay .
Thực trạng trên nói lên rằng, quá trình cải cách cơ cấu, trong đó có cải cách hệ thống thuế, tự do hóa thương mại và đầu tư có tác động tích cực thu thuế VAT; đồng thời, quá trình cắt giảm thuế quan có tác động tiêu cực lên thu từ thuế xuất khẩu - nhập khẩu và việc thuế quan hóa ít có vai trò quyết định làm tăng tổng thu từ thuế nhập khẩu.
Trước năm 1987, Việt Nam chưa có Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu đối với hàng mậu dịch. Từ năm 1988, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu hàng mậu dịch bắt đầu có hiệu lực, đánh dấu mốc quan trọng trong thể chế hóa chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Hệ thống biểu thuế của Việt Nam bắt đầu được hoàn thiện năm 1991 và được hài hòa theo hệ thống hài hòa hoa thuế quan (HS) năm 1992. Sau khi gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và để chuẩn bị gia nhập WTO, việc cơ cấu lại một cách cơ bản hệ thống thuế quan đã được tiến hành từ đầu năm 1999 (Theo Quyết định 1983 của Bộ Tài chính, ban hành ngày 11/12/1998). Kể từ đó, Biểu thuế quan bao gồm ba loại thuế suất (i) thuế suất MFN áp dụng cho những nước đã ban MFN cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, (ii) thuế suất ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) áp dụng cho hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN và hàng dệt may của EU theo Hiệp định Dệt, May Việt Nam - EU, (iii) thuế suất phổ thông cao hơn 50% so với thuế suất MFN cho tất cả các nước không thuộc nhóm (i) và (ii).
Chính sách thuế quan của Việt Nam trong thời gian qua nhìn chung hướng tới: (1) ưu đãi các hàng hóa có xuất xứ từ các nước có quan hệ thương mại ưu đãi với Việt Nam; (2) bảo hộ sản xuất trong nước (xem chi tiết phần sau); (3) hỗ trợ xuất khẩu; cắt bỏ các hạn chế định lượng đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh cho các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài; (4) thống nhất chế độ hai giá; (5) thuế quan hóa và cắt bỏ dần các hạn ngạch thuế quan; (6) cắt bỏ dần các hạn chế xuất khẩu; và (7) tương thích hóa với các qui định khác của WTO (xem chi tiết trong Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Một số mốc quan trọng trong quá trình cải cách, điều chỉnh chính sách thuế quan hàng công nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay.
Năm Các mốc thực hiện
1995 Xoá bỏ hạn ngạch xuất khẩu đối với tất cả các mặt hàng trừ gạo. Thuế xuất khẩu tăng đối với 11 mặt hàng. Thuế xuất khẩu tăng đối với 11 mặt hàng.
Số lượng thuế suất thuế doanh thu giảm từ 18 xuống 11.
Xoá bỏ giấy phép xuất khẩu cho hầu hết các mặt hàng sản xuất và tiêu dùng. Giảm số mặt thuộc diện quản lý hạn ngạch nhập khẩu xuống 7.