1 Tác động từ việc cắt giảm thuế quan tạo luồng hàng thương mại tăng lên.

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 70 - 72)

2002  Hạn ngạch nhập khẩu xe máy và phụ tùng xe máy và ôtô khách dưới 9 chỗ ngồi được dỡ bỏ.

3.1.1. 1 Tác động từ việc cắt giảm thuế quan tạo luồng hàng thương mại tăng lên.

thương mại tăng lên.

Sau khi gia nhập WTO, việc cắt giảm thuế quan của các nớc thành viên WTO nói chung và Việt nam nói riêng thường tạo hiệu ứng tạo mở thương mại, nghĩa là luồng thương mại tăng lên. Xuất khẩu sẽ tăng đối với các mặt hàng công nghiệp có lợi thế tuyệt đối về chi phí, lợi thế so sánh và có nhân tố đầu vào ban đầu nhiều hơn. Mức tăng xuất khẩu này càng mạnh nếu sự khác biệt ban đầu về lợi thế càng lớn, nhất là giữa các nớc đang phát triển và các nớc phát triển. Đồng thời, nhập khẩu sẽ tăng đối với những mặt hàng không có những lợi thế kể trên.

Việc dỡ bỏ các rào cản thương mại khác như hạn chế định lượng, trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước, hài hoá hoá các tiêu chuẩn … cũng có tác dụng làm tăng luồng thương mại. Chẳng hạn việc dỡ bỏ hạn ngạch dệt may làm tăng xuất khẩu mặt hàng này đối với các quốc gia có lợi thế như Trung quốc, Ấn độ.

Tác động dễ nhận thấy nhất đối với thương mại của việc cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan là nó làm thay đổi giá cả tương đối, giảm chi phí sản xuất là lưu thông, làm cho nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu qủa nhất, do đó làm tăng năng lực cạnh tranh, cải thiện năng suất nhân tố tổng hợp (TEF). Tất cả những yếu tố nói trên góp phần làm tăng luồng thư- ơng mại giữa các nớc thành viên WTO cũng như ở trong nền kinh tế các n- ước thực hiện cam kết. Sau gần 12 năm kiên trì đàm phán, Việt Nam đã đạt được mục tiêu của mình là gia nhập WTO. Theo cam kết, trong vòng 5-7 năm, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế quan trung bình (giản đơn) xuống 4 điểm phần trăm, từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% xuống còn 13,4% , hay cắt giảm gần 23%. Mức cắt giảm này không lớn so với mức cắt giảm của Trung Quốc là trên 5 điểm phần trăm. Mức cắt giảm hàng nông sản so với mức MFN hiện hành là 10,6% và hàng công nghiệp là 23,9%. Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may (63%), gỗ và giấy (33%), hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử (24%). [ 29 ].

Tuy nhiên, mức độ cắt giảm và thời gian chuyển tiếp theo các dạng trợ cấp của Việt Nam là không quá lớn, ít nhất là so với Trung Quốc. Việt Nam đã duy trì và bảo lưu được một số điều khoản tương đối có lợi cho việc bảo hộ ngành hàng và phù hợp với điều kiện và khả năng trợ cấp của mình. Việc Việt Nam ràng buộc 100% dòng thuế quan, tương tự như Trung Quốc, thể hiện các nước thành viên WTO mới chịu nhiều cam kết chặt chẽ, so với nhiều nước đang phát triển trước đó (chẳng hạn, Ấn Độ, Hàn Quốc,

Malaixia, Phillipin, Xingapo đã ràng buộc khoảng 60 – 89% tổng số dòng thuế quan).

Với những cam kết cắt giảm thuế quan khi gia nhập WTO, việc đánh giá định lượng tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với sự phát triển của các ngành hàng công nghiệp, hàng công nghiệp xuất khẩu, hàng công nghiệp nhập khẩu, thu NSNN là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 70 - 72)