giữa Mỹ và Việt nam, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản quy định việc áp dụng mức thuế nhập khẩu 12% đối với các mặt hàng thuộc nhóm từ 6310 đến 6307. Theo Quyết định 39/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, điều chỉnh tăng thuế NK
mặt hàng xơ, sợi nhân tạo, tăng từ 0%, 1% lên 5%. Động thái này của Bộ Tài chính nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trong nước, tiến tới ngành dệt may có thể chủ động được nguyên liệu sản xuất.
Nguồn : Tổng hợp của tác giả
Qua bảng 2.6, cho thấy Việt nam đã nghiêm túc thực hiện việc điều chỉnh chính sách đối với hàng dệt may để phù hợp với tiến trình gia nhập.
Theo cam kết của Việt nam với WTO, dệt may là một trong những ngành hàng giảm thuế nhiều nhất, từ mức bình quân 37,3% xuống còn 13,7%, ngay khi chính thức gia nhập WTO. Riêng với mặt hàng quần áo may sẵn thuế nhập khẩu sẽ giảm từ 50% xuống còn 20%, đã được áp dụng ngay từ đầu năm 2007 [30]
Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ cơ chế mới của WTO. Tại Vòng đàm phán Urugoay, Hiệp định về hàng dệt - may được ký kết, thay thế cho Hiệp định đa sợi. Thực chất của Hiệp định đa sợi là các nước phát triển, nhất là Hoa Kỳ, và EU đặt ra cơ chế hạn ngạch nhằm bảo hộ công nghiệp trong nước, theo đó, hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển bảo hộ công nghiệp trong nước, theo đó, hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển vào
các nước này phải chịu 15-30% thuế suất, đặc biệt là phải chịu hạn ngạch xuất khẩu. Hiệp định dệt may đã quy định chương trình nhất thể hóa các sản phẩm dệt may vào hệ thống thương mại đa biên. Khi các sản phẩm đã được nhất thể hóa thì không phải chịu sự hạn chế về số lượng nữa. Do đó, khi trở thành thành viên của WTO, hàng dệt may của Việt Nam sẽ không phải chịu hạn ngạch hoặc được hưởng sự nới lỏng các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm còn hạn ngạch. Từ 1/1/2005, trong khuôn khổ WTO, đã bãi bỏ toàn bộ hạn ngạch đối với nhập khẩu hàng dệt may từ các nước thành viên WTO.
Với những lợi thế về lao động rẻ và hội tụ các điều kiện thuận lợi khác trong chuỗi cung ứng hàng dệt may, Việt Nam có thể mở rộng khả năng thâm nhập thị trường thế giới về mặt hàng này, trước hết là thị trường Hoa Kỳ. Nghiên cứu định lượng đã nêu ở trên cũng cho thấy ngành dệt may là ngành tăng trưởng cao nhất, xuất khẩu mặt hàng dệt tăng 75% , may tăng 44% khi thực hiện các cam kết WTO.
Tuy nhiên, hàng dệt may Việt Nam sẽ bị cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa bởi hàng Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan sau khi thuế nhập khẩu giảm từ 50% đối với hàng may mặc và 40% đối với vải xuống 10-15% [ 29 ]. Bên cạnh đó, hệ thống các công ty bán lẻ của nước ngoài với tiềm lực lớn về vốn và kinh nghiệm sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với các Công ty bán lẻ hàng dệt may của Việt Nam trong nước, ảnh hưởng cả đến hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống của doanh nghiệp.
Việc bỏ quota vào thị trường Mỹ là một thuận lợi nhưng khi thị trường Mỹ từ lâu đã được chia phần. Nếu tính theo sản lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2005 thì Trung Quốc chiếm 26% thị phần, Ấn Độ 5%, Pakistan 4,5%, VN chỉ chiếm 1,7% thị phần. Khả năng mở rộng thị phần sẽ gặp nhiều khó khăn vì ngành dệt may VN chủ yếu là làm gia công, trong khi khách hàng Mỹ chỉ muốn DN xuất theo giá FOB. Công nghiệp phụ trợ của ngành dệt may VN hiện quá yếu. Ngành dệt may hiện phải nhập khẩu hầu
hết nguyên liệu cho sản xuất: bông là 90%, xơ sợi tổng hợp nhập gần 100%, hóa chất thuốc nhuộm và máy móc thiết bị nhập gần 100%, vải 70%, sợi trên 50%, phụ liệu may khoảng 50%. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu của ngành sang Mỹ, cho dù có bỏ quota, ước cũng chỉ tăng tối đa khoảng 8-10% mỗi năm. Sau năm 2008, khi Trung Quốc không còn bị khống chế bằng biện pháp tự vệ đặc biệt của Mỹ và châu Âu như hiện tại, có khả năng xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sẽ bị giảm do cạnh tranh bởi hàng Trung quốc .
2.2.2. Hàng công nghiệp ô tô
Bảng 2.7 : Các mốc thời gian điều chỉnh chính sách thuế quan ô tô trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Năm Các mốc thực hiện
1999 Thuế VAT được áp dụng từ tháng 1/1999 (thay thế Thuế doanh thu), cùng với thuế tiêu thụ đặc biệt (áp dụng đối với ô tô, xăng dầu, thuốc lá, bia và đồ uống có thuế tiêu thụ đặc biệt (áp dụng đối với ô tô, xăng dầu, thuốc lá, bia và đồ uống có cồn và một số mặt hàng khác).