Huy động vốn bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại tỉnh an giang (Trang 46 - 47)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2 THỰC TRẠNG PHÁTTRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠ

2.2.1 Huy động vốn bán lẻ

Huy động vốn từ khách hàng bán lẻ trong giai đoạn 2010 – 2012 đạt được những kết quả ấn tượng cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng tương đối ổn định. Kết quả này một phần do có các sản phẩm tiền gửi được nghiên cứu triển khai liên tục, đa dạng trên địa bàn tỉnh đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tốc độ tăng trưởng bình quân huy động vốn bán lẻ giai đoạn này ở mức độ khá cao.

0% 5% 10% 15% 20% 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng HDV cá nhân

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng tại An Giang 2010 - 2012 Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn cá nhân 2010 - 2012

Các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn vẫn giữ được ưu thế trong huy động vốn tuy nhiên đã có xu hướng chuyển dịch sang các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân với cơ chế cổ phần thơng thống hơn trong quyết định về lãi suất, chất lượng dịch vụ vượt trội để đạt mục tiêu gia tăng nền khách hàng chiếm lĩnh thị trường, dẫn đến sự sụt giảm thị phần về tiền gửi của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước.

Danh mục sản phẩm tiền gửi của các ngân hàng đa dạng và khá tương đồng so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, trong giai đoạn 2010 – 2012, các ngân hàng đã đẩy mạnh triển khai nhiều sản phẩm tiền gửi đặc thù nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của từng khách hàng/nhóm khách hàng như: Tiền gửi đặc thù dành cho Bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm xã hội; Tiền gửi khơng trịn kỳ; Đầu tư tiền gửi tự động; Tiền gửi thặng dư; Các gói sản phẩm, chương trình tri ân khách hàng…

Tỷ trọng huy động từ cá nhân tương đối ổn định ở mức trên 30% và có xu hướng ổn định tăng dần. Năm 2012 huy động dân cư chiếm tỷ trọng gần 40% tổng huy động, đạt tỷ trọng cao nhất trong 3 năm trở lại đây, các sản phẩm tiền gửi được nghiên cứu triển khai liên tục, đa dạng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng cơ cấu tiền gửi cải thiện đã góp phần quan trọng trong việc ổn định và gia tăng nền vốn cho các ngân hàng.

Tuy nhiên, các sản phẩm tiền gửi dân cư của các ngân hàng thương mại mới phục vụ đa số các khách hàng thuộc phân đoạn khách hàng đại chúng mà chưa có sự phân biệt đối với các khách hàng giàu có với đặc điểm khách hàng khơng quan tâm nhiều tới lãi suất nhưng quan tâm tới sự tiện ích. Bên cạnh các sản phẩm tiền gửi thanh tốn, tiết kiệm khơng kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn thơng thường như các ngân hàng khác, chưa có nhiều sản phẩm khác biệt mà khách hàng có nhu cầu lớn và phù hợp với từng nhóm khách hàng trong từng phân đoạn khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại tỉnh an giang (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)