Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại tỉnh an giang (Trang 51 - 53)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2 THỰC TRẠNG PHÁTTRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠ

2.2.5 Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác

2.2.5.1 Dịch vụ kiều hối

Hoạt động chuyển tiền kiều hối của các ngân hàng thương mại trên địa bàn qua các năm có sự tăng trưởng tốt. Hoạt động chuyển tiền nhanh WU không ngừng tăng trưởng qua các năm về cả số điểm giao dịch WU từ 52 điểm năm 2010 lên 82 điểm chi trả vào năm 2011 và tăng lên 140 điểm vào cuối năm 2012. Cùng với việc mở rộng mạng lưới điểm giao dịch doanh số và phí thu từ hoạt động này cũng có mức tăng trưởng khá cao qua các năm. Nhìn chung việc triển khai dịch vụ WU trong thời gian qua đã góp phần khơng nhỏ vào việc tăng phí thu cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng như củng cố nền khách hàng ngân hàng bán lẻ cho các ngân hàng thương mại.

với năm 2011, số lượng giao dịch WU đạt 3.885 giao dịch, tăng trưởng 22% so với năm 2011. Trong suốt thời gian từ năm 2010 – 2012, các ngân hàng thương mại triển khai mạnh mẽ mạng lưới giao dịch thông qua việc phát triển đại lý phụ.

2.2.5.2 Dịch vụ thanh tốn hóa đơn

Là loại hình dịch vụ đã được các ngân hàng thương mại triển khai trên cơ sở liên kết với các đơn vị lớn, được triển khai bắt đầu từ năm 2007. Qua hơn 5 năm triển khai dịch vụ bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng, tạo chuyển biến trong nhận thức của khách hàng về thói quen thanh tốn khơng dùng tiền mặt, đồng thời hỗ trợ các ngân hàng trong việc triển khai các dịch vụ khác cho khách hàng (thanh tốn lương, BSMS,…). Nhìn chung doanh số dịch vụ thanh tốn hóa đơn cịn khiêm tốn, do sản phẩm đang trong quá trình triển khai mở rộng, tình hình triển khai dịch vụ thanh tốn hóa đơn trên thị trường cịn gặp nhiều khó khăn.

2.2.5.3 Dịch vụ thanh toán lương tự động

Nhờ phát triển dịch vụ thanh toán lương tự động đã giúp các ngân hàng thương mại thu hút khách hàng mở tài ngân hàng mình, tạo cơ hội cho các ngân hàng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm khác đi kèm như: Homebanking, thấu chi tài khoản, Internetbanking, thanh tốn hóa đơn (điện, nước, điện thoại…). Đến cuối năm 2012 số lượng cán bộ nhận lương qua tài khoản của các ngân hàng thương mại là trên 10.000 người, số món thanh tốn tăng 50%, doanh số thanh tốn đạt trên 100 tỷ tăng 35%, phí thu tăng 30% so với năm 2011. Dịch vụ này đã đáp ứng được chủ trương trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, tăng cường phát triển dịch vụ thẻ và dịch vụ khác: BSMS, thanh toán trong nước, tăng cường phát triển nguồn vốn nhàn rỗi trong thanh toán của ngân hàng.

2.2.5.3 Dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân

Các dịch vụ thuộc dòng dịch vụ ngân hàng điện tử đã đáp ứng được nhu cầu quản lý thông tin tài khoản ở mọi lúc, mọi nơi của khách hàng. Thông tin cung cấp cho khách hàng khá đa dạng so với dịch vụ truyền thống.

trên địa bàn triển khai phục vụ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân từ những tháng cuối năm 2007. Doanh thu phí dịch vụ BSMS trong năm 2012 đạt hơn 1 tỷ đồng với số khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ là hơn 3.000 khách hàng. Các dịch vụ mà các ngân hàng cung cấp thông qua BSMS rất đa dạng và tiện ích cho khách hàng, bao gồm các thơng tin về tài khoản tiền gửi, tiền vay, tỷ giá, lãi suất, địa điểm đặt máy ATM, các thông tin về sản phẩm mới của ngân hàng, vấn tin và nhận tin nhắn tự động về chứng khoán,...

- Dịch vụ Direct banking: năm 2008 dịch vụ được chính thức triển khai cho khách hàng tại An Giang, trong năm 2012 tổng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Directbanking hơn 1.200 khách hàng, trong đó có 1.115 khách hàng cá nhân. Trong năm 2012, tốc độ phát triển khách hàng mới tương đối tốt với số lượng khách hàng phát triển thêm là 313 khách hàng mới, tăng 20% tổng số khách hàng năm 2011. Dịch vụ này cũng góp phần tăng trưởng nền khách hàng ebanking cho ngân hàng. Về cơ bản dịch vụ đã đem lại một kênh thơng tin chính xác, kịp thời… cho các khách hàng của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên các dịch vụ ngân hàng điện tử mới chỉ dừng lại ở chức năng vấn tin, chưa thực hiện được các dịch vụ thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại tỉnh an giang (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)