Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu ngày càng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại tỉnh an giang (Trang 77 - 80)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

4.1.1 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu ngày càng

càng cao của khách hàng

Một là, Nâng cao năng lực tài chính để đáp ứng nhu cầu khách hàng

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, các ngân hàng thương mại phải cạnh tranh với các đối thủ đang phát triển ngày càng nhiều và mạnh. Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang nhìn chung là kém, tất cả các chỉ số đều còn là thấp so với các ngân hàng thương mại trong khu vực ASEAN và quốc tế. Ngoài ra, theo lộ trình hiện đại hóa cơng nghệ địi hỏi các ngân hàng phải đầu tư rất nhiều vào việc mua sắm thiết bị máy móc, phần cứng máy chủ, bản quyền phần mền. Do vậy nếu ít vốn thì sẽ khó khăn cho việc đầu tư cơng nghệ hiện đại tạo lợi thế cạnh tranh trong phát triển dịch vụ ngan hàng bán lẻ. Các ngân hàng thương mại cần phải có lộ trình cụ thể trong việc cải thiện năng lực tài chính. Đồng thời, các ngân hàng thương mại cũng tăng cường và quyết liệt trong công tác xử lý các khoản nợ xấu nhằm cải thiện các chỉ số hiệu quả theo thông lệ quốc tế, tăng

cường chất lượng tín dụng và cải thiện vị trí định hạng tín dụng của.

Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại thể hiện qua: Quy mô vốn tự có, hệ số an tồn vốn, khả năng sinh lời, khả năng kiểm soát rủi ro, khả năng kiểm sốt và xử lý nợ xấu… Khi có năng lực tài chính tốt, ngân hàng sẽ có đủ khả năng đối phó với các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình đồng thời vẫn đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng, do đó tạo được niềm tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Nâng cao khả năng sinh lời: Năng lực tài chính khơng chỉ thể hiện ở quy mơ vốn tự có, tỷ lệ an tồn vốn mà cịn phần nào thể hiện khả năng sinh lời thông qua các chỉ số: Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE); Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA). Để nâng cao khả năng sinh lời, về cơ bản cần tập trung tăng doanh thu, giảm chi phí, cụ thể cần phải:

- Tăng doanh thu: Tăng trưởng tín dụng đi đơi với nâng cao chất lượng tín dụng là biện pháp hữu hiệu để tăng doanh thu trong điều kiện thu từ hoạt động tín dụng cịn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của các ngân hàng thương mại nói chung như hiện nay. Tùy vào thực tế, mỗi ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể và đồng bộ để tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra sau cho vay nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu. Chủ động, tích cực trong cơng tác xử lý nợ tồn đọng nhằm cải thiện chất lượng tài sản có. Các ngân hàng cần tích cực quan tâm hơn nữa đến công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro để tăng thu nhập. Có thể xử lý nợ tồn đọng bằng các biện pháp: Thanh lý tài sản đối với những món nợ có tài sản đảm bảo; bán nợ cho công ty mua bán nợ, xóa nợ bằng nguồn từ quỹ dự phịng rủi ro; chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp để kinh doanh; giãn nợ…Quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và tiện ích cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ, mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng mới để tăng doanh thu. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần chú trọng vào việc tìm kiếm thêm những nguồn thu nhập mới từ những dịch vụ ngân hàng bán lẻ mới như: đa dạng hóa dịch vụ truyền thống, phát triển thêm dịch vụ mới nhằm mở rộng nguồn thu.

lực giảm chi phí là một khâu quan trọng. Do đó cần phải có biện pháp kiểm sốt chặt chẽ chi phí. Xây dựng tiêu chí cụ thể cho việc ghi nhận những chi phí hợp lý phát sinh. Cần có phương án phân bổ chi phí cụ thể cho từng nghiệp vụ, từng bộ phận để theo dõi đánh giá kết quả hoạt động, qua đó tìm biện pháp giảm thiểu chi phí hoặc loại bỏ những chi phí khơng mang lại giá trị gia tăng. Nâng cao ý thức tiết kiệm, chống lãng phí của tồn thể cán bộ công nhân viên. Nghiên cứu xây dựng định mức chi phí gắn với kết quả kinh doanh cho từng bộ phận, từng loại nghiệp vụ. Gia tăng nguồn vốn huy động với lãi suất thấp sẽ làm giảm đáng kể chi phí hoạt động của ngân hàng. Các ngân hàng cần quan tâm đến việc tìm kiếm và gia tăng những nguồn vốn rẻ bằng cách phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, kết nối thanh toán với khách hàng, phát triển dịch vụ thu chi hộ, đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ, dịch vụ Mobilebanking, dịch vụ trả lương qua tài khoản... qua đó tăng số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng nhằm tận dụng nguồn vốn giá rẻ đó cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Hai là, Phát triển cơng nghệ thơng tin đón đầu, đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ mới hướng tới cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại cho khách hàng.

Ngày nay, khi mà các ngân hàng trong nước đã thực sự tham gia vào “sân chơi quốc tế” với sự góp mặt của các ngân hàng nước ngoài với những bước tiến dài về cơng nghệ của họ đã giúp họ có ưu thế vượt trội về: Sự đa dạng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ, chất lượng và tính tiện ích của sản phẩm. Thực tế đó đã giúp các ngân hàng trong nước nhận thức được vai trò của công nghệ đối với sự phát triển của ngân hàng nói chung và phát triển dịch vụ ngân hàng nói riêng nên các ngân hàng thương mại trong nước đã có những bước đầu tư thích đáng cho việc phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại. Thực tế đã chứng minh, khi ứng dụng thành công các công nghệ tiên tiến sẽ giúp các ngân hàng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, gia tăng tiện ích cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường hội nhập.

Đảm bảo hệ thống công nghệ hoạt động ổn định nhằm gia tăng chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cung cấp cho khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho công

tác phát triển sản phẩm mới. Đầu tư công nghệ để phục vụ cho cơng tác phân tích đánh giá quan hệ với khách hàng, hoàn thiện hệ thống báo cáo phục vụ quản trị điều hành, đặc biệt là xác định hiệu quả chi phí cho từng dịng sản phẩm. Các ngân hàng cần thực hiện rà sốt, hồn thiện, nâng cấp và hiện đại hóa cơng nghệ, trong đó chú trọng phát triển hệ thống CNTT trở thành công cụ then chốt, tạo ra sự phát triển mới và đột phá trong hoạt động, tiến tới ngang tầm với các ngân hàng có trình độ khá trong khu vực Đông Nam Á, tạo thế và lực giúp các ngân hàng chủ động và sẵn sàng hội nhập. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu và phát triển các chương trình, phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại tỉnh an giang (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)