Tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại tỉnh an giang (Trang 47 - 50)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2 THỰC TRẠNG PHÁTTRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠ

2.2.2 Tín dụng bán lẻ

Giai đoạn 2010-2012, hoạt động tín dụng bán lẻ đạt những kết quả vượt bậc với việc thực hiện cơ cấu danh mục tín dụng, xử lý nợ xấu và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu. Năm 2012, tổng dư nợ tín dụng bán lẻ trên địa bàn đạt gần 3.000 tỷ đồng. Mức tăng trưởng này được đánh giá là phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như mức tăng trưởng tín dụng tồn ngành ngân hàng.

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng tại An Giang 2010 - 2012 Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ 2010 - 2012

Nhìn vào biểu đồ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ, ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng rất cao của tổng dư nợ và dư nợ cá nhân 2 năm 2010 (mức tăng trưởng gần 20%) và 2011 (mức tăng trưởng gần 30%). Sở dĩ có sự gia tăng này là do tăng trưởng mạnh về kinh tế địa phương trong 2010 và 2011, từ đó làm cho nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế cũng tăng theo khơng ngừng. Bên cạnh đó là việc nắm bắt cơ hội của các ngân hàng thương ạmi, gia tăng dư nợ giúp gia tăng quy mô hoạt động, phát triển mạng lưới giao dịch, chiếm lĩnh thị phần, gia tăng nền khách hàng và giúp tối đa hóa lợi nhuận. Điều này là phù hợp với tình hình tài chính ngân hàng trong giai đoạn đó. Tuy vậy, việc tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ và tốc độ tăng trưởng của tín dụng cá nhân ở mức gần như nhau (2010 tăng ở mức 20% và 2011 tăng ở mức 30%) cho thấy tín dụng cá nhân chưa được chú trọng đúng mức trong chiến lược tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Đến năm 2012, khi nền kinh tế chững lại, các chính sách tiền tệ thắt chặt đã ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng. Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ năm 2012 là 12% chỉ bằng 1/2 so với tốc độ tăng trưởng của năm 2010 và chỉ bằng 1/3 so với tốc độ tăng trưởng của năm 2011. Việc suy giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng này là điều tất yếu khi các điều kiện kinh tế vĩ mô, kinh tế địa phương không thuận lợi như 2 năm 2010 và 2011. Do đó các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách tín dụng thận trọng trong giai đoạn 2012 là phù hợp với tình hình thực tế, khi rủi ro về tín dụng và các bất ổn kinh tế ngày càng đáng quan ngại. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng 12% trong năm 2012 vẫn ở mức gấp đôi so với mức tăng toàn hệ thống ngân hàng trong năm 2012.

Năm 2012 đánh dấu sự thay đổi cốt lõi trong chiến lược tín dụng của các ngân hàng thương mại khi tín dụng cá nhân được chú trọng đúng mức. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân lần đầu tiên hơn gấp đôi tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ. Sự thay đổi chiến lược này là hết sức phù hợp trong môi trường kinh tế rủi ro năm 2012. Việc phát triển tín dụng cá nhân sẽ đa dạng hóa đối tượng khách hàng, số lượng khách hàng giúp đa dạng hóa rủi ro. Bên cạnh đó, tín dụng cá nhân thường u cầu khách hàng có tài sản đảm bảo có tỷ lệ giá trị tài sản trên dư nợ cao hơn so

với doanh nghiệp và các tài sản này dễ thanh lý trong trường hợp khách hàng không thể trả nợ giúp cho rủi ro tín dụng cá nhân thấp hơn nhiều so với tín dụng doanh nghiệp.

Như vậy, đánh giá chung cho thấy tín dụng cá nhân tại An Giang phát triển phù hợp với tình hình kinh tế - tài chính trong giai đoạn từ năm 2010-2012. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân tăng rất mạnh trong 2 năm 2010 và 2011, tăng trưởng chậm lại vào năm 2012. Chiến lược chú trọng phát triển tín dụng cá nhân được thực hiện tốt từ năm 2012 đây là điều đúng đắn khi tín dụng cá nhân sẽ mang lại nhiều lợi ích và đa dạng hóa rủi ro cho các ngân hàng trên địa bàn tỉnh An Giang.

Nhìn chung, tỷ lệ nợ ngắn hạn và trung dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân của các ngân hàng trên địa bàn An Giang ở mức cân đối trong giai đoạn từ 2010 – 2012. Tỷ lệ nợ ngắn hạn luôn chiếm ở mức từ 70% trong tổng dư nợ trở lên. Việc tỷ lệ dư nợ ngắn hạn luôn ở mức cao hơn nhiều lần so với dư nợ trung dài hạn giúp ngân hàng tăng được vòng quay vốn, linh động hơn trong việc điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với từng thời điểm và quan trọng nhất sẽ giảm thiểu được rủi ro tín dụng.

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng tại An Giang 2010 - 2012 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn từ 2010 - 2012

Qua biểu đồ tỷ lệ nợ ngắn hạn và trung dài hạn qua các năm, ta có thể thấy tỷ lệ nợ trung dài hạn cao nhất tại thời điểm năm 2010. Như đã phân tích, năm 2010 là năm mở đầu cho sự bùng nổ dư nợ tín dụng, tại thời điểm đó các khách hàng cá nhân mở rộng quy mô sản xuất, nhu cầu vay vốn tăng cao, đặc biệt là các khoản vay trung dài hạn. Dư nợ vay tập trung vào các mục đích đầu tư tài sản cố định phục vụ

triển khai dự án kinh doanh lâu dài của khách hàng. Các ngân hàng thương mại tại An Giang đã tận dụng cơ hội này, gia tăng dư nợ, phát triển mạng lưới, và mở rộng thị phần. Với tỷ lệ nợ trung dài hạn cao, lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng cá nhân cũng tăng theo vì thơng thường các khoản tín dụng trung dài hạn có mức NIM lãi suất cao hơn tín dụng ngắn hạn.

Đến năm 2011, khi lãi suất đã ở mức quá cao và kéo dài đã làm suy giảm nhu cầu vốn vay trung dài hạn của khách hàng. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế bắt đầu xuất hiện sự mất ổn định tăng trưởng dài hạn từ đó làm tăng rủi ro đối với các khoản cho vay trung dài hạn nên các ngân hàng thương mại đã chuyển sang chiến lược giảm dần tín dụng cá nhân trung dài hạn và gia tăng tín dụng cá nhân ngắn hạn nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chiến lược này kéo dài cho đến thời điểm 30/06/2013 vì vậy tỷ lệ dư nợ trung dài hạn bắt đầu giảm mạnh từ năm 2011.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại tỉnh an giang (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)