6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
4.1.2 Giải pháp về cơ chế quản lý và chính sách pháttriển dịch vụ ngân hàng
làm cơ sở để phát triển sản phẩm mới. Khách hàng sẽ chỉ tin cậy và sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng có tính an tồn và thuận tiện cao, do đó phát triển hệ thống công nghệ phải đi đôi với giải pháp an ninh, bảo mật, đảm bảo an toàn cho khách hàng đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nên tiến hành đánh giá hiện trạng an ninh thơng tin để có giải pháp hồn thiện, cần thiết kế và xây dựng các chính sách và quy trình về an ninh thơng tin, xây dựng giải pháp an ninh tổng thể, tiến đến áp dụng chuẩn an tồn thơng tin quốc tế để đảm bảo chất lượng dịch vụ ngân hàng khi cung cấp cho khách hàng.
4.1.2 Giải pháp về cơ chế quản lý và chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ hàng bán lẻ
- Hoạch định chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang tầm dài hạn
Điểm yếu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn là thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, muốn thành cơng trong sân chơi tồn cầu thì điều quan trọng đầu tiên là các ngân hàng phải có chiến lược kinh doanh dài hạn để hạn chế những rủi ro phát sinh từ sự biến động của môi trường kinh tế vĩ mô. Đây là yếu tố cốt lõi để tạo dựng năng lực đạt được thành công chiến lược của một hệ thống có khát vọng vươn lên trong cuộc đua tranh phát triển toàn cầu. Để hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn một cách hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thị trường, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, địi hỏi các ngân hàng phải có tầm nhìn chiến lược. Trong điều kiện hội nhập như hiện nay, các ngân hàng cần xác định duy trì phát triển hoạt động ngân hàng bán
buôn và gia tăng hoạt động bán lẻ. Các ngân hàng phải có một chiến lược dẫn đường cho phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo một chiến lược được hoạch định bài bản. Chiến lược phải chỉ ra được lộ trình phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Chiến lược đưa ra cần đảm bảo những yêu cầu:
+ Phải dựa trên điều kiện thực tiễn của từng ngân hàng, kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ hàng năm xây dựng chiến lược kinh doanh có tính khả thi.
+ Phải xuất phát từ nhu cầu khách hàng, từ việc nghiên cứu, phân tích đánh giá nhu cầu hiện tại, và xu hướng phát triển nhu cầu trong tương lai để đề ra chiến lược kinh doanh dịch vụ phù hợp.
+ Phải so sánh với đối thủ cạnh tranh để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ đó đề ra mục tiêu phát triển.
- Đổi mới chỉ đạo điều hành trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo hướng thông lệ của một NHTM hiện đại.
Từ khâu lập kế hoạch kinh doanh tới việc tổ chức thực hiện kế hoạch theo mục tiêu hướng tới khách hàng và quản lý tới từng sản phẩm dịch vụ, muốn vậy cần phải thực hiện phân giao kế hoạch theo dòng sản phẩm dịch vụ và gắn trách nhiệm phát triển sản phẩm đến từng cán bộ, phù hợp năng lực, trình độ, sở trường, tiếp tục tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý sản phẩm cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý sản phẩm được tiếp cận với các kiến thức chuyên ngành phù hợp và tiên tiến, phục vụ cho hoạch định và thực hiện các kế hoạch sản phẩm bắt kịp xu hướng khu vực và thế giới. Đồng thời, xây dựng cơ chế gắn trách nhiệm của người quản lý với sự phát triển của từng sản phẩm được giao quản lý bằng cách xây dựng cơ chế quản lý và có chương trình hỗ trợ việc quản lý theo từng sản phẩm, theo từng khách hàng, nhóm khách hàng để có thể theo dõi và đánh giá được sự phát triển và hiệu quả chung.
- Phát triển nền khách hàng vững chắc.
Khi nhu cầu của khách hàng ngày càng phát triển đa dạng, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn, các ngân hàng đều chú ý nâng cao chất lượng
phục vụ, đảm bảo sự hấp dẫn để giữ chân, thu hút khách hàng. Với mục tiêu phát triển nền khách hàng bán lẻ vững chắc, các ngân hàng cần nhận thức việc liên tục cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng và nâng cao giá trị cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến cho khách hàng là vấn đề hàng đầu, cần được chú trọng triển khai hiệu quả.