Phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhânlực của KWE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty kintetsu world express việt nam đến năm 2020 (Trang 64 - 67)

KWE

2.4.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

- Sau khi gia nhập WTO, khối dịch vụ logistics tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam là cơ hội để KWE làm quen và học hỏi tác phong công nghiệp, làm việc khoa học, được

tiếp cận với nền logistics hiện đại của thế giới cũng như luật pháp quốc tế. Yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực của KWE.

- Khả năng cung ứng nguồn nhân lực logistics của các cơ sở đào tạo còn thấp. Nhân lực ngành logistics hiện nay lại vừa thiếu và vừa yếu. Nguồn cung cấp nhân lực cho ngành logistic chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu, trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành logistic mỗi năm tăng 20 - 25%. Vì vậy, sự phát triển nóng của ngành logistics cùng với việc khát nhân lực của toàn ngành đã tạo ra cho Kintetsu một áp lực lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực, buộc phải có các chính sách thu hút nguồn nhân lực, đào tạo, duy trì nguồn nhân lực để theo kịp với sự tăng trường toàn ngành, nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty.

- Ở Việt Nam hiện nay đang thiếu hụt các chương trình chương trình đào tạo về logistics mang tính quy mơ và chính quy. Mơn học logistics hoặc liên quan đến logistics tại các trường đại học của Việt Nam có nội dung hạn chế (khoảng 15-45 tiết trên 1 môn học liên quan), chủ yếu đào tạo nghiêng về vận tải biển và giao nhận đường biển, hoặc trong các trường đại học Kinh tế thì cũng chỉ học sơ lược về quản trị chuỗi cung ứng và quản trị vật tư trong chương trình quản trị sản xuất. Với thời lượng môn học ngắn nên các bài giảng về logistics chỉ tập trung giới thiệu những khái niệm chính như logistics là gì, hoặc chủ yếu giới thiệu về logistics kinh doanh chứ không đi sâu vào mảng dịch vụ logistics. Các nghiệp vụ logistics chưa được xây dựng thành mơn học. Chương trình tương đối lạc hậu, các kỹ thuật giao nhận hiện đại như vận tải đa phương thức, kỹ năng quản trị chuỗi cung ứng, các khái niệm mới như “one stop shop”, Just in time.. ít được cập nhật hóa. Tính thực tiễn của chương trình giảng dạy không cao, làm cho người học chưa thấy hết vai trị và sự đóng góp của dịch vụ logistics vào nền kinh tế. Ngồi ra cịn phải kể đến một thực tế là các giảng viên phần lớn đều tự đọc tự nghiên cứu thông qua một số tài liệu ít ỏi trên thị trường nên chất lượng chuyên mơn cịn có những hạn chế nhất định. Vì vậy mà kết quả sinh viên ra trường không thỏa mãn nhu cầu làm việc thực tế của các doanh nghiệp, dẫn đến nguồn nhân lực đầu vào của cơng ty có trình độ chun mơn khơng cao, chưa được đào tạo bài bản.

- Logistics hiện đang là ngành nghề có thu nhập hấp dẫp, khối lượng cơng khá ổn định và có xu hướng tăng theo thời gian. Với lợi thế là một nước sản xuất gia cơng với chi phí thấp, Việt Nam đã thu hút một nguồn đầu tư ổn định các nhà đầu tư nước ngồi trực tiếp. Chính nhờ sự đầu từ này mà triển vọng của Logistics là rất tươi sáng nên có khả năng thu hút ngày càng nhiều nhân lực trẻ tham gia vào lĩnh vực này. Nguồn nhân lực trẻ, năng động, ưa thích mạo hiểm và sẵn sàng chịu đựng thử thách cũng như rủi ro. Thị trường lao động trẻ mang lại tiềm năng nhân lực lớn nếu được đào tạo quy cũ và bài bản.Vì vậy cơng tác phát triển nguồn nhân lực của KWE phải chú trọng khai thác triệt để và phát huy khả năng của nguồn nhân lực trẻ tuổi này.

- Phát triển nguồn nhân lực ngành logistics đang nhận được sự quan tâm ở nước ta, trong tương lai chương trình logistics sẽ được đưa vào rộng rãi hơn ở các trường đại học, các cơ sở đào tạo, tạo cơ hội cho KWE nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho nguồn nhân lực.

- Sự cạnh tranh trong các công ty logistics ở Việt Nam ngày càng tăng và nhân lực trong ngành dịch vụ logistics là chìa khóa thành cơng cho mỗi doanh nghiệp vì vậy các doanh nghiệp logistics luôn cạnh tranh nhau gay gắt trong việc thu hút, chiêu mộ các nhân lực chất lượng cao trong ngành. Khi chính sách thu hút và duy trì nguồn nhân lực kém, KWE Việt Nam có nguy cơ “chảy máu chất xám”, thiếu hụt nhân sự có năng lực, chun mơn cao.

2.4.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Một số yếu tố thuộc nội bộ công ty có ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của công ty Kintetsu như sau :

- Chiến lược kinh doanh của KWE toàn cầu và KWE Việt Nam sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực của công ty KWE Việt Nam

- Các điểm mạnh của phát triển nguồn nhân lực tại công ty KWE tại hiện tại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho KWE nếu được được phát huy

- Các điểm hạn chế của phát triển nguồn nhân lực hiện nay sẽ gây khó khăn cho phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy cơng ty KWE cần phải có những biện pháp để khắc phục các hạn chế trên.

- Tài chính của cơng ty ổn định là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho việc thực hiện các kế hoạch nguồn nhân lực, các chương trình đào tạo, tuyển dụng, phát triển nghề nghiệp nhằm phát triển nguồn nhân lực.

- Trình độ cơng nghệ của KWE ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực của KWE. Trình độ cơng nghệ như thế nào sẽ địi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chun mơn, kỹ năng và tác phong làm việc tương ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty kintetsu world express việt nam đến năm 2020 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)