Kinh nghiệm phát triển nguồn nhânlực của các doanh nghiệp Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty kintetsu world express việt nam đến năm 2020 (Trang 28 - 30)

1.5 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhânlực ở một doanh nghiệp trên thế giới và

1.5.1 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhânlực của các doanh nghiệp Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản thiệt hại vô cùng nặng nề về người và của. Thêm vào đó, tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản rất nghèo nàn. Trước tình trạng đó, Nhật Bản đã lựa chọn đầu tư vào yếu tố con người, làm tăng chất lượng của vốn con người và khai thác triệt để nguồn vốn này, đưa ra một số chính sách phát triển nguồn nhân lực tập trung vào giáo dục và đào tạo con người hay các chính sách khoa học cơng nghệ và đào tạo R&D. Các cơng ty Nhật Bản đã tìm thấy

những hình thức huấn luyện rẻ tiền hơn so với việc gửi người đi học hết tiến sỹ ở nước ngoài. Việc đào tạo “trong nhà” của Nhật Bản tuy có phần kém hơn về tính chất bao quát và lý thuyết so với các nước như Mỹ, nhưng lại mang tính thực tiễn cao bởi có sự phối hợp chặt chẽ hơn với nhu cầu về nguồn nhân lực của từng công ty.

Hệ thống quản trị, phát triển nguồn nhân lực ở Nhật có những đặc trưng như sau:

Công ty là một đại gia đình, làm việc có nhóm, bạn, nhiều mối quan hệ

chồng chéo.

Nhân viên và công ty cùng chung vận mệnh do chế độ thâm niên và làm

việc suốt đời.

Chế độ tuyển dụng lâu dài, có thể suốt đời. Nhân viên trung thành, quan

tâm đến lợi ích lâu dài, có lịng tự trọng, có tinh thần tập thể cao, chăm chỉ, tích cực, nhiệt tình trong cơng việc, thực hiện hết việc, không hết giờ.

Đào tạo được áp dụng theo diện rộng, đa kỹ năng, chú trọng vấn đề chất

lượng và mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng.

Lương bổng, khen thưởng, kích thích mang tính bình qn, thâm niên vẫn

là một yếu tố quan trọng làm cơ sở đề bạt, thăng tiến.

Mô tả công việc không rõ ràng, phạm vi rộng, nội dung phong phú.

Có sự phân biệt lớn giữa nam và nữ nhân viên trong tuyển dụng, đào tạo,

cơ hội thăng tiến, tiền lương.

Ra quyết định theo nhóm, nhân viên thích tham gia quản trị.

Tuy nhiên từ cuối năm 1970 đến nay, đặc biệt trong thập kỷ 90, các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội và cơng nghệ kỹ thuật của nước Nhật đã có những thay đổi căn bản. Lớp thanh niên Nhật ngày nay đã tiếp nhận một phần nếp sống phương Tây. Họ không coi trọng yếu tố trung thành với công ty như trước, khơng đánh giá cao tính ưu việt của chế độ tuyển dụng suốt đời mà muốn đề cao yếu tố tự do cá nhân, muốn được hưởng thụ nhiều hơn, chú trọng đến các giá trị vật chất. Quản trị nguồn nhân lực của Nhật vì thế đã có những điều chỉnh như: chế độ tiền lương thâm

niên được bổ sung thêm các yếu tố hệ thống phẩm chất cơng việc, thăng tiến có tính đến các yếu tố khả năng và kết quả thực tế thực hiện công việc.

1.5.2 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Mỹ

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Mỹ luôn chú trọng đề cao các giá trị văn hóa, cuộc sống kiểu Mỹ với những nét đặc trưng sau:

Chế độ tuyển dụng ngắn để dễ dàng thay đổi nhân sự.

Đào tạo huấn luyện được áp dụng theo chun mơn hóa cao. Mô tả công việc rõ ràng, phạm vi hẹp

Có sự phân cực trong tiền lương và tiền lương được sử dụng làm công cụ

cơ bản thu hút lao động có trình độ lành nghề cao.

Nữ nhân viên được pháp luật bảo vệ: bình đẳng trong tuyển dụng, đào tạo,

cơ hội thăng tiến, tiền lương so với nam nhân viên.

Ra quyết định và chế độ trách nhiệm có tính cá nhân. Chính sách thu hút nhân lực và giữ nhân tài :

Chiến tranh thế giới thứ hai đã mang lại cho Mỹ - nước duy nhất trên thế giới, cơ hội thu hút nguồn chất xám rất lớn, đó là rất nhiều các nhà khoa học, bác học giỏi từ châu Âu và nhiều nước khác đã nhập cảnh vào Mỹ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Mỹ có chiến lược tuyển dụng hàng trăm hàng ngàn người từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả từ các trường đại học và cho thực tập từ sáu tháng đến một năm tại cơng ty, sau đó chọn lọc ra những ứng viên phù hợp nhất. Lương bổng và chế độ đãi ngộ thỏa đáng đảm bảo nhân viên không phải lo nghĩ nhiều đến cơng việc gia đình, chỉ sống cho và vì cơng ty.

Các doanh nghiệp khuyến khích những thành cơng vượt bậc của nhân viên bằng các nấc thang thăng tiến rõ ràng, cụ thể và thực dụng: tăng lương, thăng chức, giao việc có trách nhiệm hơn... Họ đầu tư nguyên một bộ máy lớn chỉ để đánh giá và nhận diện nhân tài, tuyển dụng bên ngoài và nội bộ, động viên và đào tạo tiếp tục để thúc đẩy, nâng cao năng lực làm việc của nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty kintetsu world express việt nam đến năm 2020 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)