Cải tổ nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 81 - 83)

Biểu đồ 2 .7 Số lượng máy ATM và POS toàn ngành NH đến 30/6/2011

3.2 Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ trong Vietinbank

3.2.4.3 Cải tổ nhân sự

Trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, là rất dễ sao chép, các ngân hàng đều cung cấp những sản phẩm dịch vụ tương tự như nhau, chỉ có nguồn nhân lực là khác nhau. Vì vậy, phát triển

nguồn nhân lực là vấn đề vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của một ngân hàng. Nguồn nhân lực là nguồn lực khó sao chép và ln tạo ra những cải tiến mới, những sản phẩm mới, giúp ngân hàng vượt lên các đối thủ cạnh tranh

khác. Chính đội ngũ cán bộ cơng nhân viên là lực lượng tiếp xúc với khách hàng, tạo ra

một văn hóa, phong cách giao dịch riêng, văn hóa Ngân hàng Cơng thương Việt Nam

mà các đổi thủ khác khó có thể tạo ra một phong cách tương tự.

Xây dựng đội ngũ cán bộ bán hàng (cán bộ tín dụng và giao dịch viên) trẻ, năng

động, chuyên nghiệp, nắm chắc nghiệp vụ đồng thời thấm nhuần văn hóa Vietinbank. Ngồi việc thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng chính xác khi giao tiếp với khách hàng. Người cán bộ phải luôn niềm nở lịch sự biết tư vấn đưa ra lời khuyên và trả lời thắc mắc làm hài lịng khách hàng. Từ đó sẽ cũng cố niềm tin đối với khách hàng và khi cần chắc chắn khách hàng sẽ nhớ đến Vietinbank đầu tiên.

Nhân lực được xác định là yếu tố quyết định, có vai trị quan trọng đảm bảo sự thành công của chiến lược kinh doanh Ngân hàng Cơng thương Việt Nam. Vì vậy, ngân hàng phải xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực một cách chi tiết, cụ thể nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và lãnh đạo tinh thơng, có trình độ cao, đủ năng lực tiếp nhận và kiểm sốt cơng nghệ ngân hàng tiên tiến.

Thay đổi cơ chế tuyển dụng: Cơ chế tuyển dụng mới phải đảm bảo tuyển được

cán bộ có sức khoẻ tốt, tư duy nhanh nhạy, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm thơng qua việc đưa ra các tiêu chuẩn ứng viên. Đào tạo nâng cao kiến thức: Cần đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cho đội ngũ quản trị và các nhân viên nghiệp vụ theo

định kỳ. Đây là việc làm phải thực hiện liên tục, thường xuyên với đối tượng trên diện

rộng, đặc biệt là phải đào tạo về nâng cao nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, Đặc biệt là các khóa học kỹ năng giao tiếp, ứng xử thực hành….. và có chính sách sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả.

Thiết lập đội ngũ chuyên gia, tư vấn chuyên nghiệp để hỗ trợ cho công tác kinh doanh

ngân hàng, đặc biệt là công tác đầu tư nguồn vốn, cơng tác thẩm định tín dụng, luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)