Tăng lợi nhuận cho ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 30 - 32)

6. Kết cấu luận văn

1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro lãi suất

1.2.2.2. Tăng lợi nhuận cho ngân hàng

Bên cạnh việc giảm thiểu những mất mát do RRLS gây ra, NH có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình với những dự đốn đúng về biến động của lãi suất trong tương lai. Nếu các NH dự đoán trước được sự tăng lên của lãi suất, họ có thể thực hiện một số điều chỉnh đối với Tài sản và Nợ để giảm quy mô của khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy hoặc sử dụng các cơng cụ bảo vệ (hợp đồng hốn đổi lãi suất, kỳ hạn,…)

Một số NH thường xuyên thay đổi khe hở nhạy cảm lãi suất, đặt vào trạng thái nhạy cảm Tài sản hoặc nhạy cảm Nợ dựa trên khả năng về các dự báo về lãi suất của NH đó. Vấn đề này được gọi là phương pháp quản lý khe hở lãi suất năng động.

Việc quản lý khe hở lãi suất năng động có thể được biểu thị ở bảng sau:

Bảng 1.4. Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất năng động

Những dự đoán về sự thay đổi lãi suất

Giá trị khe hở nhạy cảm lãi suất tối ưu

Phản ứng của nhà quản lý NH

Lãi suất thị trường tăng Khe hở dương Tăng Tài sản nhạy cảm lãi suất Giảm Nợ nhạy cảm lãi suất

Lãi suất thị trường giảm Khe hở âm Giảm Tài sản nhạy cảm lãi suất Tăng Nợ nhạy cảm lãi suất Chiến lược quản lý năng động cũng buộc NH phải đối mặt với rủi ro không nhỏ. Khả năng dự đoán đúng về sự vận động của lãi suất là rất thấp, đa số các nhà quản lý NH đều dựa vào việc dự đoán những thay đổi của lãi suất trong quá trình điều hành

28

NH. Lãi suất thay đổi không đúng như dự báo có thể tăng tổn thất cho NH. Trên lý thuyết, nếu NH dự đoán đúng biến động của lãi suất thì họ sẽ thu được phần gia tăng lợi nhuận không nhỏ này. Trên thực tế, nhiều NH đã lựa chọn chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất mang tính chất bảo vệ, tức là thiết lập khe hở nhạy cảm lãi suất gần bằng khơng tới mức tối đa để có thể giảm thiểu sự bất ổn định trong thu nhập lãi của NH.

Bảng 1.5. Phản ứng loại trừ khe hở nhạy cảm lãi suất

Trạng thái khe hở nhạy

cảm lãi suất Rủi ro Những phản ứng có thể

Khe hở dương:

Tài sản nhạy cảm lãi suất > Nợ nhạy cảm lãi suất.

Tổn thất nếu lãi suất giảm vì NIM của NH giảm.

-Khơng làm gì (vì có thể lãi suất sẽ lại tăng hoặc ổn định)

-Kéo dài kỳ hạn của Tài sản hoặc thu hẹp kỳ hạn của Nguồn vốn.

-Tăng Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất hoặc giảm Tài sản nhạy cảm lãi suất.

Khe hở âm:

Tài sản nhạy cảm lãi suất < Nợ nhạy cảm lãi suất.

Tổn thất nếu lãi suất tăng vì NIM của NH giảm.

-Khơng làm gì (vì có thể lãi suất sẽ lại giảm hoặc ổn định)

-Thu hẹp kỳ hạn của Tài sản hoặc kéo dài kỳ hạn của Nguồn vốn.

-Giảm Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất hoặc tăng Tài sản nhạy cảm lãi suất.

29

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)