Giảm thiểu mất mát cho ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 28 - 30)

6. Kết cấu luận văn

1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro lãi suất

1.2.2.1. Giảm thiểu mất mát cho ngân hàng

Mục tiêu quan trọng của quản trị RRLS là hạn chế tối đa những thiệt hại do biến động lãi suất ảnh hưởng đến thu nhập của NH. Dù lãi suất thay đổi như thế nào, các NH luôn mong muốn đạt được thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định. Để thực hiện được mục tiêu này, các NHTM cần phải tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục Tài sản và Nguồn vốn. Thơng thường đó là các tài sản sinh lợi, như các khoản cho vay và đầu tư (bên Tài sản) hay các khoản tiền gửi, khoản

26

vay trên thị trường tiền tệ (bên Nguồn vốn). Để bảo vệ thu nhập trước RRLS, NH duy trì một tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cố định.

Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên, viết tắt là NIM (Net Interest Margin) được tính như sau:

NIM= 𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒍ã𝒊−𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒍ã𝒊

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒄ó 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝒍ờ𝒊 x100% (1.10)

Trong đó:

Thu nhập lãi: lãi cho vay, đầu tư, lãi tiền gửi tại NH khác, lãi đầu tư chứng khốn,…

Chi phí lãi: chi phí huy động vốn, đi vay,…

Tổng tài sản có sinh lời = Tổng tài sản – Tiền mặt và tài sản cố định.

Hệ số NIM chịu tác động bởi những yếu tố sau:

Thay đổi lãi suất.

Thay đổi của mức chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi.

Thay đổi về giá trị tài sản có sinh lời nhạy cảm với lãi suất mà NH nắm giữ khi

mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động.

Thay đổi về giá trị tài sản nợ mà NH phải trả lãi khi sử dụng để tài trợ cho danh

mục tài sản có sinh lời khi mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động.

Những thay đổi về cấu trúc của tài sản hay nợ khi NH thực hiện chuyển đổi giữa

lãi suất cố định và thả nổi, giữa kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài, giữa tài sản mang lại thu nhập thấp và tài sản mang lại thu nhập cao.

Nếu lãi suất tăng khiến chi phí trả lãi cho các nguồn vốn vay tăng nhanh hơn thu lãi trên các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ giảm và ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH. Nếu lãi suất giảm khiến thu nhập từ các khoản cho

27

vay và chứng khoán giảm nhanh hơn chi phí trả lãi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cũng sẽ giảm. Có thể nói đường cong thu nhập khơng bao giờ ổn định, do đó chênh lệch từ chi phí trả lãi và khoản thu từ lãi khơng bao giờ cố định. Hệ số NIM được các nhà quản trị quan tâm theo dõi vì nó giúp dự báo khả năng tạo lãi thơng qua việc kiểm sốt chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)