Đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 32 - 33)

6. Kết cấu luận văn

1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro lãi suất

1.2.3.2. Đo lường rủi ro

Hệ thống đo lường RRLS phải có khả năng nhận biết tất cả các nguồn RRLS cũng như đánh giá được tác động của biến động lãi suất đối với phạm vi hoạt động của ngân hàng (nguồn giao dịch và phi giao dịch). Ngân hàng cũng cần ưu tiên tập trung vào các hạng mục RRLS chiếm đa số hơn. Các hệ thống đo lường RRLS cần có cách xử lý thận trọng hơn với những công cụ ảnh hưởng lớn đến tình trạng chung của ngân hàng mặc dù có thể khơng chiếm đa số

Ngân hàng có thể áp dụng kỹ thuật đo lường RRLS ở cả hai khía cạnh lợi nhuận và giá trị kinh tế. Mức độ có thể từ các tính tốn đơn giản cho đến các kỹ thuật mô phỏng tĩnh hoặc kỹ thuật mô phỏng phức tạp hơn để phản ánh tác động trong tương lai và các quyết định kinh doanh. Hiện nay trên thế giới đo lường hay định lượng RRLS đã được thực hiện theo ba phương pháp: đo lường bằng biểu đồ độ lệch phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất, phân tích độ nhạy cảm của lãi suất và định lượng RRLS bằng giá trị có thể tổn thất VaR.

Các kỹ thuật mô phỏng đưa ra các giả định lãi suất trong tương lai từ đó phân tích tác động của chúng đối với các dịng tiền. Theo kỹ thuật mơ phỏng tĩnh, các dòng tiền

30

chỉ được lấy từ bảng cân đối tài sản và các hạng mục ngoại bảng tại thời điểm hiện tại của ngân hàng. Kỹ thuật mơ phỏng tính đến các giả định lãi suất trong tương lai và thay đổi tương ứng trong hoạt động của NH. NH cần phải dự tính các mơi trường lãi suất trong tương lai và đo lường rủi ro đối với NH trong các mơi trường đó bằng cách xác định các ảnh hưởng cụ thể đó. NH cần đưa ra những kịch bản và giả định và các kịch bản lãi suất cụ thể là khác nhau ở mỗi NH. Các NH cần có cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, mối liên hệ cơ bản giữa đường cong lợi tức và các mức lãi suất, ước tính các lãi suất được quản lý BLĐ sẽ thay đổi như thế nào khi lãi suất thay đổi. Từ những giả định đó, NH thực hiện những kịch bản lãi suất đo lường RRLS. Những kịch bản này có thể bao gồm “những cú sốc lãi suất” trong đó giả định lãi suất được tăng lên một mức mới, hoặc “đoạn dốc lãi suất” nơi mà lãi suất tăng dần. NH có thể sử dụng đường cong lợi nhuận kiểu song song và khơng song song.

Nhìn chung, tùy thuộc vào mức độ phức tạp và phạm vi hoạt động của từng NH, các NH cần có các hệ thống đo lường RRLS để đánh giá được tác động của lãi suất lên hai khía cạnh lợi nhuận và giá trị kinh tế của tài sản/ nguồn vốn. Những hệ thống này là công cụ đắc lực đo lường chính xác mức độ rủi ro mà NH đang đối mặt và báo động ngay khi phát hiện sự vượt quá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)