Vai trò của cơ chế quản lý vốn tập trung trong công tác quản trị RRLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 72 - 73)

6. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công Thương Việt Nam

2.2.2.3. Vai trò của cơ chế quản lý vốn tập trung trong công tác quản trị RRLS

RRLS

Tất cả tài sản Nợ và Có của CN đều được “mua” và “bán” căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền với các lãi suất điều chuyển tại ngày phát sinh giao dịch. Từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại tài sản Nợ/ tài sản Có, CN ln được đảm bảo một mức chênh lệch giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ. CN chỉ quyết định lãi suất cho vay, nhận gửi sao cho có chênh

70

lệch so với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và không phải quan tâm đến RRLS vì rủi ro được chuyển về HSC.

Việc quyết định lãi suất cho vay/ nhận gởi của CN phải được đảm bảo trong khung qui định của HSC (về trần lãi suất huy động và sàn lãi suất cho vay). Đối với những khoản mục đặc biệt (cho vay theo Kế hoạch Nhà nước, cho vay theo cam kết của Tổng giám đốc…) lãi suất thực hiện đối với khách hàng được thực hiện theo chỉ đạo của HSC, CN có thể được hưởng phí hoặc cấp bù lãi suất.

Ví dụ minh họa:

Trường hợp 1: Khách hàng gửi vào NH 200 triệu đồng, kỳ hạn 3 tháng, lãi

suất 6%/năm. CN sẽ bán khoản vốn huy động được này về HSC với lãi suất “mua vốn” của HSC là 7,2% và hưởng chênh lệch trong vòng 3 tháng là 1,2%.

Trường hợp 2: CN sử dụng vốn thực hiện việc cho khách hàng vay số tiền là

300 triệu đồng, kỳ hạn 1 năm, 6 tháng định giá lại một lần. Lãi suất 6 tháng đầu là 8,5%. CN sẽ mua vốn từ HSC là 300 triệu đồng trong vòng 6 tháng với lãi suất 7,5%/năm. Như vậy, trong thời gian 6 tháng cho đến khi điều chỉnh lãi suất cho vay khách hàng, CN luôn được hưởng chênh lệch 1% từ khoản vay này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)