Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 51 - 54)

6. Kết cấu luận văn

2.1. Khái quát NHTMCP Công Thương Việt Nam

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Trong những năm gần đây, đặc biệt những năm 2010 và năm 2011, thị trường chứng kiến cuộc chạy đua huy động vốn của các NHTM. Sự cạnh tranh của các NH nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân diễn ra khá quyết liệt thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mãi có giá trị lớn để thu hút khách hàng. Trong bối cảnh đó, nguồn vốn tiền gửi của NHTMCP Công thương qua các năm đều tăng cao vì NH đã khơng ngừng mở rộng mạng lưới CN và các sản phẩm dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng. Năm 2012, chứng kiến sự hạ nhiệt của lãi suất huy động do chủ trương của NHNN giảm lãi suất cơ bản để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và vực dậy nền kinh tế đang trên đà suy thoái. Tổng nguồn vốn huy động năm 2012 tăng với tốc độ chậm hơn so với năm 2011.

Bảng 2.1. Tình hình tiền gửi của khách hàng tại Vietinbank giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: triệu đồng Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng

49

Phân loại theo loại hình tiền gửi

Tiền, vàng gửi không kỳ hạn 40.594.128 19,71% 46.598.614 18,12% 53.518.068 18,51%

Tiền, vàng gửi có kỳ hạn 156.244.235 75,88% 201.115.715 78,21% 225.849.936 78,12%

Tiền gửi vốn chuyên dùng 1.406.048 0.68% 1.816.439 0,71% 2.066.913 0,72%

Tiền gửi ký quỹ 7.674.294 3,73% 7.605.177 2,96% 7.670.390 2,65%

Phân loại theo đối tượng KH

Tổ chức kinh tế 98.787.359 47,97% 123.510.687 48,03% 133.892.994 46,31%

Hộ kinh doanh, cá nhân 106.890.638 51,91% 131.303.286 51,06% 149.658.736 51,77%

Thành phần kinh tế khác 240.708 0,12% 2.321.972 0,91% 5.553.577 1,92%

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2010, 2011, 2012

Từ bảng số liệu cho thấy:

Năm 2010, tổng nguồn huy động từ tiền gửi của Vietinbank đạt 205.918.705 triệu đồng. Trong đó, tiền, vàng gửi khơng kỳ hạn là 40.594.128 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19,71% và tiền, vàng gửi có kỳ hạn là 156.244.235 triệu đồng chiếm tỷ trọng 75,88%. Bên cạnh đó tiền gửi vốn chuyên dùng và tiền gửi ký quỹ là 1.406.048 triệu đồng và 7.674.294 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,41%. Về đối tượng khách hàng gửi tiền, khách hàng hộ kinh doanh, cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn (51,91%) so với khách hàng là tổ chức kinh tế (47,97%), còn lại là đối tượng khác.

Năm 2011, tổng nguồn huy động từ tiền gửi của Vietinbank tăng 51.217.240 triệu đồng (xấp xỉ 24,87%) so với năm 2010 và đạt 257.135.945 triệu đồng. Tổng tiền gửi tăng chủ yếu do tiền gửi có kỳ hạn tăng 44.871.480 triệu đồng, cịn tiền gửi khơng kỳ hạn chỉ tăng 6.004.486 triệu đồng. Vì vậy trong năm 2011, tỷ trọng tiền gửi khơng kỳ hạn giảm cịn 18,12% cịn tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn tăng lên 78,21%. Xét theo cơ cấu đối tượng khách hàng gửi tiền, tiền gửi của khách hàng hộ kinh doanh, cá nhân tăng

50

24.412.648 triệu đồng trong khi đó tiền gửi khách hàng tổ chức tăng 24.723.328 triệu đồng, tiền gửi của các đối tượng khác tăng 2.081.264 triệu đồng. Vì vậy, tỷ trọng tiền gửi khách hàng tổ chức tăng lên thành 48,03% và tỷ trọng tiền gửi của các đối tượng khác tăng lên 0,91%, trong khi đó tỷ trọng tiền gửi của khách hàng hộ kinh doanh, cá nhân giảm nhẹ xuống còn 51,06%. Từ kết quả trên cho thấy: xét trong bối cảnh của nền kinh tế 2011 là một năm chỉ số lạm phát tăng cao cũng với sự leo thang của giá vàng và USD thì kết quả trên cho thấy Vietinbank vẫn giữ vững và duy trì được mức tăng tiền gửi như trên là một thành công đáng ghi nhận.

Năm 2012, tổng nguồn huy động từ tiền gửi là 289.105.307 triệu đồng tăng 31.969.362 triệu đồng tương đương 12,43% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng giảm nhiều so với năm trước vì trong năm 2012, lãi suất huy động giảm với mức giảm khá mạnh từ 14%/năm xuống còn 8%/năm tác động đến tâm lý khách hàng thay đổi hành vi gửi tiết kiệm sang các kênh đầu tư khác khả năng sinh lời cao hơn. Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn đều tăng nhưng tốc độ chậm hơn so với các năm trước (cụ thể tiền gửi không kỳ hạn tăng 6.919.454 triệu đồng xấp xỉ 14,85% so với năm 2011 và tiền gửi có kỳ hạn tăng 24.734.221 triệu đồng xấp xỉ 12,3% so với năm 2011). Xét theo cơ cấu đối tượng khách hàng gửi tiền, lãi suất huy động giảm làm cho tiền gửi nhóm khách hàng hộ gia đình và cá nhân tăng 18.355.450 triệu đồng nhưng với tốc độ sụt giảm đáng kể, chỉ tăng 13,98% so với năm 2011.

Bên cạnh đó việc huy động bằng tiền gửi, NHTMCP Cơng thương cịn thực hiện huy động thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi, nhận vốn tài trợ, ủy thác của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước,…. Bằng nhiều giải pháp quyết liệt, tăng trưởng nguồn vốn thông qua các kênh huy động, đối tượng khách hàng trong nước và quốc tế, đến 31/12/2012, số dư huy động đạt hơn 460 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 9,3% và đạt 107% so với chỉ tiêu kế hoạch. Cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng trưởng bền vững,

51 339.699 420.212 460.082 Số dư nguồn vốn 2010 2011 2012 23,9% 9,3%

nguồn vốn trung và dài hạn được cải thiện, huy động vốn chiếm tỷ trọng 81%/Tổng nguồn vốn. Thị phần nguồn vốn của Vietinbank chiếm 12% nguồn vốn toàn ngành.

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2012

Đồ thị 2.1. Quy mô tăng trưởng nguồn vốn Vietinbank giai đoạn 2010-2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)