Định hướng quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 97 - 98)

6. Kết cấu luận văn

3.1. Định hướng quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công Thương Việt Nam

3.1. Định hướng quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Cơng Thương Việt Nam Nam

Trong q trình kinh doanh, tất cả NHTM đều phải đối mặt với RRLS. Khi lãi suất thay đổi, thu nhập và chi phí của NH đều thay đổi, do vậy sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của tài sản, nguồn vốn, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu và các trạng thái ngoại bảng của NH. Tổng hợp tất cả các tác động trên được phản ánh vào thu nhập của NH và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.

Quản lý RRLS một cách tổng thể bao gồm các chính sách đa dạng, các hành động, các kỹ thuật mà NH dùng để giảm rủi ro của việc giảm giá trị tài sản ròng đối với các biến động bất lợi của lãi suất. Theo sự phát triển của thị trường, cơ cấu bảng tổng kết tài sản của một NH hiện đại sẽ có tài sản Có và tài sản Nợ với tính chất ngày càng phức tạp do có nhiều sản phẩm mới, công cụ mới xuất hiện trên thị trường. Với tính chất phức tạp này, khi các loại lãi suất trên thị trường thay đổi sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập của NH cũng như vốn chủ sở hữu. Hơn nữa, khi tình hình biến động lãi suất trên thị trường ngày càng nhanh và phức tạp thì việc quản lý RRLS sẽ trở nên nhiệm vụ sống cịn của NHTMCP Cơng thương nói riêng và các NHTM nói chung.

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường, các NHTM phải đa dạng hóa các danh mục trên TSN cũng như TSC để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, như vậy khi lãi

95

suất thay đổi, RRLS phát sinh tiềm tàng và rất đa dạng. Nếu NHTM nào khơng có các chính sách, quy trình quản trị RRLS tốt có thể dẫn đến thiệt hại tài chính, thậm chí có thể dẫn tới phá sản.

Hiện nay các phương pháp đo lường lãi suất trên thế giới ngày càng đa dạng và phức tạp, do vậy bản thân NH cần nắm bắt các xu hướng này để đo lường chính xác RRLS bằng các phương pháp hiện đại để từ đó quản lý tốt loại rủi ro này. Trong tương lai khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, trong vòng một tập kỷ tới, chắc chắn các NHTM nói chung và NHTMCP Cơng Thương nói riêng sẽ phải quan tâm rất nhiều đến vấn đề quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị RRLS để đối mặt với thách thức cũng như nắm bắt cơ hội kinh doanh khi lãi suất thị trường thay đổi.

3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)