Ứng dụng mơ hình định giá lại và mơ hình mơ phỏng trong việc đo lường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 81)

6. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công Thương Việt Nam

2.2.3.2. Ứng dụng mơ hình định giá lại và mơ hình mơ phỏng trong việc đo lường

lường và phòng ngừa rủi ro lãi suất tại NHTMCP Cơng thương Việt Nam 2.2.3.2.1. Lượng hóa rủi ro lãi suất bằng mơ hình định giá lại

Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất được thực hiện trước hết qua việc phân nhóm các khoản mục tài sản Có và tài sản Nợ từ khoảng thời gian trong tương lai cho tới khi từng khoản mục được đánh giá lại. Trên cơ sở này, ta sẽ xác định tình trạng nhạy cảm tài sản hoặc nợ và đánh giá tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NH trước biến động lãi suất. Thời hạn định lại lãi suất thực tế là thời hạn cịn lại tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất cho tới kỳ định lại lãi suất gần nhất của các khoản mục tài sản và nguồn vốn. Các giả định và điều kiện sau được áp

79

dụng trong thời hạn định giá lại lãi suất thực tế của các tài sản và công nợ của NH.

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý, góp vốn đầu tư dài hạn và các tài sản có khác (bao

gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tư và tài sản có khác) được xếp là khoản mục khơng chịu lãi.

Tiền gửi NHNN được xếp là tiền gửi thanh tốn, do đó kỳ hạn định lại lãi suất

thực tế được xếp loại đến một tháng.

Thời hạn định giá lại lãi suất thực tế của chứng khoán đầu tư và chứng khốn

kinh doanh được tính dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất của từng loại chứng khoán.

Thời hạn định giá lại lãi suất thực tế của các khoản tiền gửi và cho vay các

TCTD; các khoản cho vay khách hàng; các khoản nợ Chính phủ và NHNN; các khoản tiền gửi và vay các TCTD và khoản mục tiền gửi của khách hàng được xác định như sau:

Các khoản mục có lãi suất cố định trong suốt thời gian hợp đồng: thời hạn

định giá lại lãi suất thực tế dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Các khoản mục có lãi suất thả nổi: thời hạn định giá lại lãi suất thực tế dựa

trên kỳ định lãi suất gần nhất tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Thời hạn định giá lại lãi suất thực tế của khoản mục phát hành giấy tờ có

giá dựa trên thời gian đáo hạn thực tế của từng loại giấy tờ có giá.

Thời hạn định giá lại lãi suất thực tế của khoản mục nguồn vốn tài trợ, ủy

thác đầu tư cho vay TCTD chịu rủi ro dựa trên thời gian đáo hạn thực tế của giao dịch do các giao dịch này có lãi suất cố định.

Theo quy định của NHNN, tổng tài sản thể hiện giá trị gộp và chưa loại trừ phần dự phịng rủi ro tín dụng và giảm giá chứng khốn. Từ số liệu thu thập, ta có

80

bảng phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất NHTMCP Công thương VN năm 2012 (phụ lục 01). Kết quả phân tích cho thấy trong năm 2012 NH có trạng thái nhạy cảm tài sản Nợ ở các kỳ hạn từ 1-3 tháng và từ 6-12 tháng và nhạy cảm tài sản Có ở các kỳ hạn cịn lại. Đây là mẫu hình tiêu biểu cho các NH có chiến lược nắm giữ những nguồn vốn có kỳ hạn ngắn (dưới 1 năm) và đầu tư những tài sản kỳ hạn dài hơn. Với giả định lãi suất thay đổi 2% thì NIM trong từng giai đoạn sẽ thay đổi như sau:

Nguồn: Tính tốn từ chương trình Excel

Hình 2.3. Phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất Vietinbank năm 2012

Qua nghiên cứu báo cáo tài chính của Vietinbank các năm 2008-2012 cho thấy mức chênh lệch giữa tài sản Có và tài sản Nợ đều là số dương. Điều này nghĩa là NH sẽ có lợi trong trường hợp lãi suất tăng lên, tuy nhiên tình hình biến động lãi suất thực tế trong giai đoạn năm 2011 và 2012 cho thấy lãi suất có xu hướng giảm xuống do cơ chế điều hành lãi suất của NHNN, do đó NHTMCP Công thương sẽ đối diện với rủi ro rất lớn trong q trình kinh doanh.

81

2.2.3.2.2. Phịng ngừa rủi ro lãi suất bằng mơ hình mơ phỏng

Bảng 2.7. Chênh lệch TSC với TSN nhạy cảm lãi suất của NHTMCP Công thương giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị: triệu đồng Năm TS Có nhạy cảm lãi suất TS Nợ nhạy cảm lãi suất Chênh lệch nhạy cảm với LS nội ngoại bảng

Tốc độ thay đồi

2010 308.383.833 306.760.259 58.717.509 41,76 %

2011 511.800.689 431.468.722 80.331.967 36,81 %

2012 551.368.016 469.199.075 82.168.941 2,28%

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2010, 2011, 2012

Sau khi lượng hóa RRLS bằng phương pháp định giá lại, ta sẽ kết hợp với mơ hình mơ phỏng nhằm dự báo chiều hướng biến động của lãi suất (dựa vào các nhân tố như cung cầu về vốn tín dụng, tỷ lệ lạm phát dự kiến, chính sách tiền tệ của NHNN trong từng thời kỳ) để điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất (IS GAP) một cách tối ưu nhất nhằm phòng ngừa rủi ro khi lãi suất biến động.

Trường hợp lãi suất tăng: NH nên duy trì IS GAP ở trạng thái dương (TS Có

nhạy cảm lãi suất > TS Nợ nhạy cảm lãi suất) sẽ làm tăng thu nhập lãi và giá trị ròng của NH.

Trường hợp lãi suất giảm: NH nên duy trì IS GAP ở trạng thái âm (TS Có nhạy

cảm lãi suất < TS Nợ nhạy cảm lãi suất) sẽ làm tăng thu nhập lãi và giá trị ròng của NH.

Chiến lược này tuy hấp dẫn nhưng cũng buộc NH đối mặt với rủi ro không hề nhỏ, bởi lãi suất biến đổi khơn lường nên khả năng dự đốn đúng về sự vận động của lãi suất là rất thấp. Mơ hình mơ phỏng sẽ trả lời câu hỏi:

Giá trị mong đợi, giá trị tốt nhất và xấu nhất của NIM trước sự thay đổi của lãi

82

Xác suất để giá trị NIM có giá trị dương hay đạt một khoảng giá trị bất kỳ?

Mơ hình mơ phỏng được thực hiện trên cơ sở biến dự báo là giá trị Δ NIM và biến giả thiết là ΔR (mức thay đổi của lãi suất thị trường). Qua quá trình khảo sát sự biến động của các loại lãi suất định hướng trên thị trường VN (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cơ bản) giai đoạn 2003-2012 (phụ lục 3, phụ lục 4, phụ lục 5) cho thấy: quy luật phân phối xác suất phù hợp giả thiết là phân phối chuẩn với giá trị trung bình 0,056%, độ lệch chuẩn 1,093%,…

Nguồn: Tính tốn từ chương trình Crystal ball

Hình 2.4. Hàm phân phối xác suất mức thay đổi lãi suất

Bảng 2.8. Kết quả phân phối xác suất mức thay đổi lãi suất

Mean 0.000560284 Skewness 2.310653799

Standard Error 0.000921219 Range 0.075

Mode 0 Minimum -0.02

83

Sample Variance 0.000119659 Sum 0.079

Kurtosis 9.093080534 Count 141

Nguồn: Tính tốn từ chương trình Excel

Thực hiện mô phỏng 10.000 phép thử với giả định lãi suất tăng 2% (ΔR= +2%). Với biến dự báo đang xét là mức thay đổi tỷ lệ NIM. Tiến trình khai báo được thực hiện tương tự cho tài sản Có, tài sản Nợ nhạy lãi trong từng nhóm thời gian khác nhau.

Nguồn: Tính tốn từ chương trình Excel

84

Nguồn: Tính tốn từ chương trình Crystal ball

Hình 2.6. Thống kê kết quả thay đổi NIM nhóm “đến một tháng”

Từ kết quả hình trên, giá trị trung bình ước tính của ΔNIM nhóm “đến một tháng” là 0,004% với độ lệch chuẩn là 0,127%. ΔNIM trong trường hợp xấu nhất là -0,516% và tốt nhất là 0,481%. Khả năng để giá trị ΔNIM biến động theo hướng có lợi (>0) là 51,47%. Tuy nhiên kết quả trên chỉ mang giá trị tham khảo, kết quả này khuyến nghị với nhà quản trị NH rằng nếu lãi suất trên thị trường 1 tháng tới biến động nhiều thì NH nên điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất sang trạng thái nhạy cảm tài sản. Đối với các nhóm cịn lại phân tích tương tự với nhóm “đến 1 tháng”, sau khi có kết quả phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất với mơ hình mơ phỏng và dự đốn tình hình biến động thời gian tới, NH sẽ chủ động phòng ngừa rủi ro bằng cách sử dụng công cụ điều chuyển vốn FTP nhằm điều chỉnh cơ cấu tài sản Có và tài sản Nợ cho phù hợp đồng thời kết hợp với các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất khác.

85

2.2.3.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất đã và đang áp dụng tại NHTMCP Công Thương Việt Nam NHTMCP Công Thương Việt Nam

Phương pháp quản lý RRLS Vietinbank đang áp dụng là phương pháp định giá lại, định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất Phòng kế hoạch và hỗ trợ ALCO sẽ tổng hợp số liệu và lập báo cáo lên BLĐ kèm theo những đề xuất nhằm phòng ngừa RRLS trước những thay đổi của lãi suất. Các chính sách lãi suất và biện pháp quản lý lãi suất mà NHTMCP Công thương áp dụng trong thời gian qua như sau:

Về chính sách lãi suất

Đối với hoạt động cho vay, NH quy định mức lãi suất cho vay trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí vốn, các chi phí quản lý, trên cơ sở xem xét các yếu tố rủi ro, giá trị tài sản bảo đảm, lãi suất trên thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của NH. Trụ sở chính quy định mức sàn lãi suất cho vay trong từng thời kỳ; các đơn vị kinh doanh được chủ động xác định lãi suất cho vay đối với khách hàng trong từng kỳ đảm bảo không thấp hơn sàn lãi suất trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng và phải đảm bảo hồn thành kế hoạch lợi nhuận được giao. Bên cạnh đó, do cơ cấu nguồn vốn chủ yếu tập trung vào nguồn vốn có thời hạn định lại lãi suất ngắn, NH quy định tất cả các khoản cho vay đều phải thả nổi lãi suất, điều chỉnh định kỳ 1-3 tháng/lần.

Đối với hoạt động cho vay trên thị trường liên NH (ngắn hạn), lãi suất đầu tư được xác định tùy thuộc vào diễn biến thị trường và chi phí vốn của NH. Các khoản cho vay trên thị trường liên NH thường có kỳ hạn ngắn (dưới 3 tháng). Căn cứ vào dự báo về diễn biến lãi suất trên thị trường và khả năng cân đối vốn, NH sẽ đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Trường hợp dự báo lãi suất có xu hướng giảm, NH sẽ tăng cường các khoản

86

Trường hợp dự báo lãi suất có xu hướng tăng, NH sẽ tăng cường đầu tư ngắn

hạn.

Đối với hoạt động huy động vốn, lãi suất được xác định theo nguyên tắc thị trường, kết hợp với định hướng kinh doanh của BLĐ, cân đối vốn của NH và quy định của NHNN. Nguồn vốn huy động của NH chủ yếu có thời hạn định lại lãi suất ngắn.

Về chính sách quản lý rủi ro lãi suất

NH quản lý RRLS ở cả 2 cấp độ giao dịch và danh mục, trong đó tập trung nhiều hơn vào quản lý RRLS cấp độ giao dịch.

Quản lý RRLS ở cấp độ danh mục

NH đang triển khai hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định, quy trình quản lý RRLS trên sổ NH theo thơng lệ quốc tế và quy định của Basel II; thực hiện quản lý RRLS theo nguyên tắc “3 vịng kiểm sốt”. Trong năm 2012, NH đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống phần mềm Quản lý Tài sản Nợ - Có (ALM) chạy đến cấp độ giao dịch theo thông lệ quốc tế, cung cấp tự động các báo cáo chênh lệch kỳ hạn định giá lại theo kỳ hạn danh nghĩa và theo hành vi ứng xử, các báo cáo phân tích kịch bản tăng/giảm lãi suất…nhằm hỗ trợ cơng tác quản lý RRLS của NH. Hệ thống ALM đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và dự kiến chính thức triển khai trong năm 2013. NH thực hiện điều chỉnh thời hạn định giá lại của khoản vay tương ứng với kỳ hạn của nguồn vốn.

Quản lý RRLS ở cấp độ giao dịch

Tất cả các hợp đồng tín dụng đều phải có các điều khoản phịng ngừa RRLS để đảm bảo NH luôn chủ động trước những biến động bất thường của thị trường, lãi

87

suất cho vay phải được xây dựng dựa trên cơ sở phản ánh đúng chi phí huy động vốn thực tế của NH.

Hoàn thiện hơn nữa hệ thống điều chuyển vốn nội bộ. Hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP khớp kỳ hạn theo thông lệ quốc tế, mua bán vốn chi tiết đến từng giao dịch. Tùy theo định hướng hoạt động của NH và diễn biến thị trường, Trụ sở chính có thể thay đổi giá mua bán vốn đối với từng đối tượng khách hàng/sản phẩm... nhằm đưa ra tín hiệu về tài chính để đơn vị kinh doanh xác định lãi suất cho vay/huy động đối với từng giao dịch.

Với kinh nghiệm và khả năng nhạy bén trong quản trị điều hành, NH điều hành thận trọng, linh hoạt cơ chế lãi suất tiền gửi, tiền vay đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Số liệu báo cáo RRLS cho thấy tài sản nhạy cảm với lãi suất của NH chủ yếu tập trung ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động tập trung lớn của NH, bao gồm các khoản có thời hạn định lại lãi suất ngắn.

2.2.4. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công thương Việt Nam Việt Nam

2.2.4.1. Những kết quả đạt được

Những năm gần đây do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế VN bị ảnh hưởng rất lớn: tỷ lệ lạm phát tăng cao, thị trường vàng và ngoại hối bất ổn, thị trường chứng khoán và bất động sản giảm mạnh,…Chính phủ và NHNN đã có những chính sách kịp thời nhằm đưa nền kinh tế đi vào ổn định. Lạm phát và lãi suất dần được cải thiện. Trong đó, hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thương được giữ vững, lợi nhuận tăng đều qua các năm, cơng tác quản lý phịng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngày càng được chú trọng và hoàn thiện. Trong hoạt động kinh doanh, Vietinbank luôn tuân thủ chặt chẽ những quy định của NHNN trong từng thời kỳ. Bên cạnh đó, NH ln chú trọng

88

trong công tác xây dựng biểu lãi suất tiền gửi và cho vay hợp lý theo tín hiệu biến động của lãi suất thị trường.

Những kết quả NHTMCP Công thương đạt được trong thời gian qua:

NH được xếp trong nhóm NH có khả năng tài chính mạnh, chiếm thị phần lớn

về vốn cũng như tín dụng trong hệ thống NHTM tại VN. Năm 2012, Vietinbank được tạp chí Forbes bình chọn nằm trong Top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, Tạp chí Finance Asia bình chọn là NH huy động vốn hiệu quả nhất VN, Hiệp Hội NH VN, Tập đoàn dữ liệu Quốc tế IDG trao Danh hiệu “NH bán lẻ tiêu biểu” và “Hệ thống an ninh thông tin NH tiêu biểu”.

NH đã nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát RRLS trong hoạt

động kinh doanh từ đó có những đầu tư đáng kể cho cơng tác phịng ngừa như củng cố nguồn nhân lực, mua sắm trang thiết bị, các phần mềm hiện đại nhằm phục vụ cho cơng tác phân tích và dự báo rủi ro, giúp cho công tác quản lý RRLS được nâng cấp theo thơng lệ quốc tế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.

Hệ thống quản trị RRLS được thiết lập với nội dung khá đầy đủ và phân công

trách nhiệm rõ ràng trong việc quản trị RRLS. Hệ thống quản trị RRLS của Vietinbank được thiết lập với các nguyên tắc của Basel II . Các chính sách và thủ tục quản trị rủi ro được xây dựng và ban hành đầy đủ bằng văn bản , đảm bảo mọi nhân viên đều biết được các chính sách quản trị rủi ro của BLĐ.

Vietinbank lựa chọn được mơ hình đo lường RRLS phù hợp với quy mơ và bản

chất hoạt động kinh doanh của mình. Phương pháp đo lường RRLS mà Vietinbank sử dụng là mơ hình định giá lại. Trong đó, Vietinbank đã tối thiểu hóa việc sử dụng các giả định và thực tế hóa các giả định cần thiết phải sử dụng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 81)