Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 94 - 97)

6. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công Thương Việt Nam

2.2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân khách quan

Việc điều hành lãi suất của NHNN cịn tồn tại nhiều hạn chế, có tác động tới việc quản trị RRLS của NHTM. Lượng tiền cung ứng hàng năm cho mục tiêu tín dụng do Chính phủ kiểm sốt với mục tiêu khống chế lạm phát, do vậy tác dụng của lãi suất tái cấp vốn trong việc điều hành chính sách tiền tệ cịn nhiều hạn chế.

Thị trường tiền tệ chưa phát triển và không đồng nhất làm cho hiệu lực và tốc độ truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến lãi suất thị trường còn hạn chế. Thực tế là các quyết định thay đổi lãi suất của NHNN tác động còn yếu và thời gian trễ khá lớn. Thị trường nội tệ liên NH chưa hồn thiện theo hướng tập trung thơng tin về giao dịch để phản ánh chính xác lãi suất thị trường. Vì vậy, NHNN khó thực hiện hiệu quả vai trị là người cho vay cuối cùng và kiểm sốt lãi suất thị trường.

Mối quan hệ giữa các loại lãi suất thị trường (lãi suất trái phiếu Chính phủ, lãi suất VND trên thị trường liên NH và lãi suất cơ bản, tái cấp vốn, chiết khấu, thị trường mở của NHNN với lãi suất tiền gửi của các TCTD tại NHNN) còn lỏng lẽo, nhiều khi tách rời nhau, biến động chưa phù hợp với cơ chế lãi suất thị

92

trường, vai trò điều tiết lãi suất thị trường bằng nghiệp vụ thị trường mở còn rất hạn chế. Như vậy, vai trị điều tiết lãi suất thị trường của NHNN thơng qua các cơng cụ của mình chưa phát huy hết tác dụng, dẫn đến việc khơng kiểm sốt được lãi suất trên thị trường mà có tác động rất lớn đến việc quản trị RRLS của các NHTM.

Lãi suất trên thị trường tiền tệ liên NH hiện nay chưa phản ánh đúng quan hệ cung cầu vốn, quan hệ vay mượn trên thị trường thường diễn ra một chiều giữa các NHTM nhà nước có vốn dư thừa và các NHTM thiếu vốn, đối tượng tái cấp vốn và chiết khấu của NHNN là rất hạn chế, các NHTM nắm giữ rất ít lượng giấy tờ có giá ngắn hạn hoặc nắm giữ giấy tờ có giá dài hạn nên khơng có điều kiện vay vốn hay chiết khấu tại NHNN.

Cơng cụ phịng ngừa RRLS NH chủ yếu sử dụng hợp đồng tín dụng với lãi suất thả nổi có điều chỉnh theo định kỳ, còn đối với các cơng cụ tài chính phái sinh thì hầu như chưa được sử dụng. Nguyên nhân là do thị trường tài chính VN chưa phát triển và bản thân NHTMCP Công thương cũng chưa chú trọng việc sử dụng cơng cụ phịng ngừa RRLS.

Quy mơ vốn của các NHTM VN cịn thấp do đó khả năng đáp ứng vốn cho nền kinh tế tại các thời điểm khan hiếm cịn chậm vì vậy các NH xem lãi suất như là công cụ mạnh trong cạnh tranh huy động vốn. Trong thời gian qua, thị trường xảy ra cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM với nhau đã đặt các NHTM trong tình trạng thường xuyên đối diện với nguy cơ RRLS.

Nguyên nhân chủ quan

Nguồn nhân lực có chất lượng, am hiểu về quản lý rủi ro thị trường còn rất hạn chế. Mặc dù các năm qua NH đã có chính sách tuyển dụng và đào tạo cán bộ mới,

93

tuy nhiên số lượng và chất lượng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý của NH.

Cơ chế FTP đang áp dụng trong giai đọạn đầu nên chỉ hỗ trợ NH quản lý RRLS ở cấp độ giao dịch. Trong giai đoạn tới sẽ hỗ trợ HSC quản lý RRLS ở cấp độ danh mục.

Quy trình hướng dẫn cụ thể về RRLS chưa được xây dựng hoàn thiện, ngồi ra NH cịn thiếu một chiến lược quản lý rủi ro thị trường đồng bộ từ cấp HSC đến các CN.

Kế hoạch hiện đại hóa hệ thống cơng nghệ thơng tin cũng như các phần mềm hỗ trợ quản lý trong hoạt động kinh doanh vẫn đang trong giai đoạn triển khai thử nghiệm, phải có thời gian điều chỉnh nhằm phù hợp với hoạt động của NH nên chưa phát huy hết chức năng trong hỗ trợ quản lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Công thương VN, cơ chế quản lý vốn tập trung trong quản trị tài sản Nợ và tài sản Có. Bên cạnh đó, tác giả tập trung đánh giá RRLS tại NHTMCP Cơng thương bằng mơ hình định giá lại kết hợp với mơ hình mơ phỏng nhằm đưa ra những dự đoán về sự thay đổi lợi nhuận của NH trước biến động của lãi suất.

Trong chương này, tác giả cũng đã tổng kết các chỉ số tài chính quan trọng của NHTMCP Cơng thương VN giai đoạn 2010-2012, những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại để có hướng khắc phục trong thời gian tới. Kết quả phân tích và đánh giá trong chương 2 sẽ là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp về quản trị RRLS trong chương 3.

94

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT

TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)