7. Cấu trúc đề tài
1.4. Các công cụ hỗ trơ ̣ cho viê ̣c xác đi ̣nh, lƣ̣a cho ̣n chiến lƣợc
1.4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Việc thiết lập ma trận IFE cũng theo 5 bước như trên đối với ma trận EFE nhưng đối tượng là doanh nghiệp đang nghiên cứu, cần phân tích để xây dựng chiến lược. Xác
định tổng số điểm về tầm quan trọng của doanh nghiệp (bằng tổng các điểm có được ở bước 4). Tổng điểm cao nhất là 4 và thấp nhất là 1, trung bình là 2,5, số điểm quan trọng thấp hơn 2.5 cho thấy doanh nghiệp yếu về nội bộ, điểm cao hơn 2.5 cho thấy doanh nghiệp mạnh về nội bộ.
Hình 1. 7: Ma trận IFE 1.4.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) 1.4.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM)
Theo Fred R.David (2006), ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix - CPM) cho phép đánh giá được mức độ quan trọng và ảnh hưởng của điểm mạnh và điểm yếu của công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Năm bước xây dựng ma trận này gồm: Bước 1: Liệt kê những yếu tố quan trọng quyết định lợi thế cạnh tranh cho công ty.
Thông thường, khoảng 10 – 20 yếu tố.
Bước 2: Xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố từ 0,0 (không quan trọng) đến
1,0 (rất quan trọng). Tổng các mức độ của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.
Bước 3: So sánh và cho điểm theo từng yếu tố của công ty và đối thủ cạnh tranh theo
thang điểm từ 1 đến 4, trong đó 1 là yếu nhất và 4 là mạnh nhất.
Bước 4: Cộng điểm của tất cả các yếu tố để biết được điểm mạnh, lợi thế cạnh tranh
của từng công ty.
Bước 5: Kết luận mức độ quan trọng và ảnh hưởng của điểm mạnh và điểm yếu của
công ty.
Phương pháp chuyên gia cũng thường được sử dụng để xây dựng ma trận này.
Trong tất cả các sự kiện và xu hướng mơi trường có thể ảnh hưởng đến vị trí chiến lược của một doanh nghiệp, ảnh hưởng cạnh tranh thường được xem là quan trọng nhất. Ma trận hình ảnh cạnh tranh cho phép tóm tắt, đánh giá tình hình cạnh tranh của cơng ty đang nghiên cứu vo với các đối thủ cạnh tranh chính. Việc thiết lập ma trận hình ảnh
cạnh tranh cũng theo 5 bước như việc thiết lập các ma trận IFE, EFE. Tuy nhiên, khi đánh giá sẽ so sánh tổng số điểm của công ty cần nghiên cứu với tổng số điểm của các công ty đối thủ giúp cơng ty cần nghiên cứu thấy vị trí và khả năng cạnh tranh của cơng ty.
Hình 1. 8: Ma trận hình ảnh cạnh tranh 1.4.4. Ma trận SWOT 1.4.4. Ma trận SWOT
Ma trận SWOT được thực hiện dựa trên đánh giá của 4 nhóm yếu tố: điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opporturnities), thách thức (Threats). Mục đích của ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn, chứ không phải chọn lựa hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, khơng phải tất cả các chiến lược được phát triển trong ma trận SWOT đều được chọn lựa thực hiện.
Bảng 1.1: Mơ hình ma trận SWOT
Những điểm mạnh – S
Liệt kê các điểm mạnh
Những điểm yếu – W
Liệt kê các điểm yếu
Các cơ hội – O
Liệt kê các cơ hội
Các chiến lƣợc S-O
Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội
Các chiến lƣợc W-O
Vượt qua những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội Các thách thức – T Liệt kê các thách thức Các chiến lƣợc S-T Sử dụng các điểm mạnh để tránh các nguy cơ Các chiến lƣợc W-T
Tối thiểu hoá các điểm yếu để tránh các nguy cơ
Nguồn: Khái luận về quản trị chiến lược, Fred R.David, 2006
Kết quả thu được của ma trận SWOT là sự kết hợp thành 4 loại chiến lược: S-O: Điểm mạnh và cơ hội, W-O: Điểm yếu và cơ hội, S-T: Điểm mạnh và thách thức, W-T: Điểm yếu và thách thức.
Các chiến lược S-O: Là các chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của công
ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài.
Các chiến lược S-T: Là các chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của công
ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe doạ bên ngoài.
Các chiến lược W-O: Là các chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong
bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.
Các chiến lược W-T: Là các chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu
bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ của mơi trường bên ngồi.
1.4.5. Ma trận hoạch định chiến lƣợc định lƣợng (QSPM)
Theo Fred R.David (2006), ma trận hoạch định chiến lược định lượng (Quantitative strategic planning matrix – QSPM) cho thấy một cách khách quan các chiến lược thay thế nào là tốt nhất. Ma trận QSPM tổng hợp từ các kết quả phân tích của mơi trường bên trong, mơi trường bên ngồi, ma trận IFE, EFE, CPM, SWOT… để giúp nhà hoạch định có được sự lựa chọn chiến lược một cách khách quan (Bảng 1.2).
Bảng 1.2: Mơ hình ma trận QSPM
Các yếu tố ảnh hưởng đến các chiến lược
Phân loại
Các chiến lược khả thi
Chiến lược 1 Chiến lược 2 Chiến lược 3
AS TAS AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong Các yếu tố vi mô Các yếu tố vĩ mô Tổng số điểm hấp dẫn
AS: Điểm hấp dẫn TAS: Tổng điểm hấp dẫn
Các bước thực hiện ma trận này như sau:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội, mối đe dọa bên ngoài và các điểm mạnh, điểm yếu quan
trọng bên trong ở cột bên trái ma trận QSPM. Các thông tin này được lấy trực tiếp từ ma trận EFE, IFE.
Bước 2: Phân loại theo mức độ quan trọng cho từng yếu tố. Từ 1 là yếu nhất đến 4 là
mạnh nhất cho các yếu tố bên trong hoặc từ 1 là phản ứng chậm nhất đến 4 là phản ứng tốt nhất cho các yếu tố bên ngoài.
Bước 3: Nghiên cứu các ma trận ở giai đoạn 2, xác định các chiến lược có thể thay thế
mà tổ chức cần xem xét. Ghi lại các chiến lược này trên hàng đầu tiên của ma trận QSPM. Nếu cần tập hợp các chiến lược thành nhóm riêng biệt.
Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn. Đó là giá trị bằng số biểu thị tính hấp dẫn tương
đối của mỗi chiến lược trong nhóm các chiến lược có thể thay thế.
Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn. Đó là số điểm hấp dẫn nhân với số điểm hấp dẫn
trong mỗi hàng. Tổng số điểm càng cao thì chiến lược càng khả thi.
Bước 6: Tính cộng các số điểm hấp dẫn. Cộng tổng các số điểm hấp dẫn biểu thị
chiến lược nào là hấp dẫn nhất trong mỗi nhóm chiến lược có khả năng thay thế. Xét về tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng tới các quyết định chiến lược thì số điểm càng cao biểu thị chiến lược càng hấp dẫn.
Cũng như các ma trận hình thành chiến lược khác, ma trận QSPM cũng địi hỏi sự phán đốn tốt bằng trực giác của người phân tích. Phương pháp chuyên gia cũng thường được sử dụng để xây dựng ma trận này.
Sau khi hồn tất ma trận chiến lược chính, các chiến lược của công ty phải được lựa chọn theo các nguyên tắc:
Thực hiện được mục tiêu chính của cơng ty.
Phải có tính khả thi.
Phải khai thác được điểm mạnh, khắc phục điểm yếu bên trong công ty đồng thời tận
dụng các cơ hội, tránh được nguy cơ từ mơi trường bên ngồi.
Chiến lược có số điểm hấp dẫn cao nhất theo ma trận QSPM thường là chiến lược đáp ứng được những yêu cầu trên.
1.5. Tổng quan về ngành công nghiệp NDS Việt Nam
Ngành công nghiệp NDS (Digital Content Industry – DCI) được ra đời theo sự bùng nổ của Internet. Về bản chất, đây là ngành công nghiệp mà sản phẩm tạo ra là các loại nội dung (văn bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh…) được thể hiện dưới dạng số (bit, byte…) và được lưu giữ, truyền tải trong môi trường điện tử (mạng máy tính, Internet, mạng viễn thơng, truyền thanh, truyền hình…). Một số sản phẩm điển hình của ngành Cơng nghiệp nội dung số hiện tại là các dịch vụ cung cấp nội dung trên Internet, các dịch vụ giá trị gia tăng cho điện thoại, nhạc số, phim số, game online,…
Tuy nhiên, vì đây là một khái niệm rất mới, kể cả trên thế giới cũng chưa có định nghĩa thống nhất nên mỗi quốc gia sẽ có cách hiểu khác nhau tùy theo đặc điểm và thế mạnh của mình. Ví dụ, Hàn Quốc, Hollywood của thế giới game, khi nói về NDS, mọi người dân đều nghĩ đến Game online và các hình thức giải trí trực tuyến khác. Nhưng ở Thái Lan, nhắc đến NDS người ta liên tưởng đến công nghiệp sản xuất phim hoạt hình, hoặc Singapore là e-Learning.
Ở Việt Nam, NDS được hiểu là ngành công nghiệp về thiết kế, sản xuất, lưu trữ, xuất bản, phân phối, phát hành các sản phẩm NDS và các dịch vụ liên quan với 06 lĩnh vực chính của ngành cơng nghiệp NDS đã có và được định hướng phát triển ở Việt Nam để các đơn vị tham gia có cơ sở xây dựng các chiến lược phát triển phù hợp:
Phát triển nội dung cho Internet: Website, cổng thông tin điện tử; Báo chí điện tử;
Các dịch vụ trao đổi, tìm kiếm thông tin qua mạng Internet; Các dịch vụ mua bán, kinh doanh qua mạng Internet;…
Phát triển nội dung cho mạng điện thoại di động: Nội dung cho thiết bị di động (nhạc
chng, logo, hình nền…); Tin nhắn nội dung (tin tức, giá cả, tư vấn,…); Tin nhắn trúng thưởng;…
Giáo dục trực tuyến và học tập điện tử: Cung cấp bài giảng, tài liệu học tập trực
tuyến; Luyện thi đại học, thi ngoại ngữ, tin học; Từ điển điện tử, tra cứu thơng tin về giáo dục; Các chương trình vừa học vừa chơi của học sinh tiểu học; Các bài học, bài tập của học sinh theo các lớp học; Các thí nghiệm ảo về vật lý, hố học, sinh học;… Trò chơi điện tử: Trò chơi trên máy tính, trên mạng nội bộ (LAN); Trò chơi trực
tuyến (Game online); Trò chơi tương tác qua truyền hình, điện thoại di động hoặc mạng truyền thông khác;…
Thư viện điện tử, kho dữ liệu số: Kho dữ liệu luật; Kho dữ liệu thông tin thống kê
chung của quốc gia; Kho dữ liệu thống kê chuyên ngành, dân số, lao động, đất đai; Kho dữ liệu thông tin về các công ty, doanh nghiệp, ngành hàng;…
Đa phương tiện số: Các chương trình truyền thanh, truyền hình kỹ thuật số; Các phim
truyện và hoạt hình kỹ thuật số; Các sản phẩm đa phương tiện số (tranh ảnh điện tử, các đoạn video…); Các sản phẩm liên quan khác.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƢƠNG I
Chiến lược là những phương tiện để đạt tới những mục tiêu dài hạn. Hoạch định chiến lược là một quy trình có hệ thống nhằm xác định các chiến lược kinh doanh được sử dụng để tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các bước cần thiết cho việc hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp:
- Nghiên cứu môi trường hoạt động của doanh nghiệp bao gồm mơi trường bên ngồi
và môi trường bên trong:
i. Mơi trường bên ngồi gồm có mơi trường vĩ mơ và mơi trường vi mơ. Nghiên
cứu mơi trường bên ngồi giúp xác định các cơ hội, nguy cơ mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
ii. Môi trường bên trong (môi trường nội bộ) bao gồm các yếu tố nội tại trong doanh nghiệp. Nghiên cứu môi trường bên trong giúp xác định các điểm mạnh, điểm yếu, năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.
- Xác định tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp cần đạt được.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu trong dài
hạn. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên cơ sở phân tích mơi trường và mục tiêu của doanh nghiệp với các công cụ hỗ trợ như ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT, ma trận hoạch định chiến lược định lượng và một số phương pháp khác như phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra thăm dị ý kiến khách hàng.
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ SỞ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC
2.1 Tập đoàn FPT
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Thành lập ngày 13/09/1988, FPT đã liên tục phát triển và trở thành một trong những Tập đoàn Kinh tế - Công nghệ hàng đầu Việt Nam, lấy đội ngũ cán bộ công nghệ làm nền tảng, đội ngũ cán bộ kinh doanh làm động lực, bằng lao động sáng tạo và sự tận tụy, tạo ra các giá trị gia tăng cho khách hàng. Trong nhiều năm qua, FPT đã gặt hái được nhiều thành công quan trọng trong các lĩnh vực như: Phân phối các sản phẩm công nghệ thơng tin và điện thoại di động; Tích hợp hệ thống; Giải pháp và xuất khẩu phần mềm; dịch vụ ERP; Cung cấp các giải pháp - dịch vụ viễn thơng và Internet; Lắp ráp máy tính; Cung cấp dịch vụ truyền thơng và giải trí; Đào tạo nguồn nhân lực…
Có mặt tại 10 quốc gia trên thế giới và các Cơng ty, văn phịng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ.
2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT
- Công nghệ Thơng tin và Viễn thơng: Tích hợp hệ thống, Giải pháp phần mềm, Dịch vụ nội dung số, Dịch vụ dữ liệu trực tuyến, Dịch vụ Internet băng thông rộng, Dịch vụ kênh thuê riêng, Điện thoại cố định, Phân phối sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông, Sản xuất và lắp ráp máy tính, Dịch vụ tin học, Lĩnh vực giáo dục-đào tạo, Đào tạo công nghệ.
- Đầu tư: Giải trí truyền hình, Dịch vụ tài chính-ngân hàng, Đầu tư phát triển hạ tầng và bất động sản, Nghiên cứu và phát triển.
2.1.3 Tầm nhìn
FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, làm khách hàng hài lịng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.”
2.1.4 Gía trị cốt lõi (Tinh thần FPT)
Tinh thần FPT là những giá trị cốt lõi làm nên thành công và quy định tính chất nổi trội của thương hiệu FPT, được hình thành qua những ngày tháng gian khổ đầu tiên
của công ty, được xây dựng từ những kinh nghiệm và sự học hỏi, được tôi luyện qua những thử thách trong suốt q trình phát triển.
Người FPT tơn trọng cá nhân, đổi mới và đồng đội. Đây là nguồn sức mạnh tinh thần vô địch đem đến cho FPT thành công nối tiếp thành công. Tinh thần này là hồn của FPT, mất nó đi FPT khơng cịn là FPT nữa. Mỗi người FPT có trách nhiệm bảo vệ đến cùng tinh thần FPT.
Lãnh đạo các cấp – người giữ lửa cho tinh thần này cần chí cơng, gương mẫu và sáng suốt. Có như vậy FPT sẽ phát triển và trường tồn cùng thời gian.
2.1.5 Văn hóa doanh nghiệp FPT
FPT tự hào là một trong số ít cơng ty có nền văn hố riêng, đặc sắc và không thể trộn lẫn. Văn hố FPT hình thành cùng với sự ra đời của cơng ty. Đó là sự chia sẻ niềm tin và hệ thống giá trị của các thành viên. Văn hoá FPT đã trở thành món ăn tinh thần, chất keo đoàn kết, sân chơi tuyệt vời, nguồn động viên cổ vũ và là niềm tự hào của mỗi người FPT. Các thế hệ FPT nối tiếp nhau đã chấp nhận, trân trọng và cùng nhau vun đắp cho văn hóa FPT ngày càng có cá tính và giàu bản sắc.
2.1.6. Định hƣớng và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
FPT phấn đấu trở thành tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ điện tử cho Cộng đồng Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn thông sẽ tiếp tục là công nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tiện lợi nhất cho các công dân điện tử, đây chính là hướng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của Tập đoàn FPT.
Chiến lược này dựa trên nhận định Internet đã và sẽ làm thay đổi sâu sắc thế giới