2.2.4 .Cơ cấu tổ chức và hoạt động
2.5. Phân tích các yếu tố bên ngồi
2.5.2.4. Nhà cung cấp
Trong lĩnh vực kinh doanh NDS, có 2 nhóm nhà cung cấp chính là Nhà cung cấp bản quyền chương trình và Nhà cung cấp bản quyền nội dung.
Nhà cung cấp bản quyền chương trình. Ở Việt Nam, vai trị của nhà cung cấp bản
quyền chương trình là rất lớn, đặc biệt là Game online. Điểm mặt các game đã và đang lưu hành trên thị trường Việt Nam, chủ yếu có ba nguồn chính là từ Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Âu Mỹ. Trong đó, các cơng ty của Hàn Quốc, Trung Quốc có phần lợi thế hơn so với các đối thủ khác. Nguyên nhân là do game từ các nước Âu Mỹ chủ yếu là game chiến thuật có u cầu kỹ thuật chơi cao, tính cộng đồng thấp, địi hỏi cấu hình máy tính rất mạnh. Trong khi game Hàn Quốc, Trung Quốc thì lại mang tính giải trí và cộng đồng cao, cấu hình máy cũng rất phổ thơng và có cốt truyện và nhân vật khá thân thuộc với người Việt Nam. Một yếu tố khác không kém phần quan trọng là giá mua bản quyền game của Hàn Quốc hay Trung Quốc vừa phải, nên khả năng thu hồi vốn cao. So sánh giữa game Trung Quốc và Hàn Quốc thì game Hàn Quốc có tuổi thọ dài hơn cho nhà triển khai vì các game đều được đầu tư bài bản về nội dung và kịch bản. Trong khi game
Trung Quốc thì tập trung nhiều vào các cốt truyện và yếu tố lịch sử nên sẽ rất thân thuộc với người dùng nhưng vòng đời sản phẩm lại rất ngắn.
Về cách mua và chia sẻ bản quyền, hiện tại, các dịch vụ triển khai ở Việt Nam đều chia theo mơ hình: ngồi việc phải trả một khoản phí ban đầu cho phát hành dịch vụ (tiền bản quyền) phía Việt Nam cịn phải chia sẻ lợi nhuận theo doanh thu hàng tháng với nhà sản xuất dịch vụ. Số tiền ban đầu và tỷ lệ hàng tháng này phụ thuộc vào quy mô dịch vụ, mức độ đầu tư ban đầu, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên…
Nhà cung cấp bản quyền nội dung. Việc cung cấp bản quyền nội dung chỉ có ảnh
hưởng đến các dịch vụ cần thay đổi nội dung như các dịch vụ giá trị gia tăng cho điện thoại, dịch vụ cung cấp nội dung và giải trí trên Internet… Tuy nhiên, do đặc thù dễ bắt chước, lại chưa có chế tài quản lý cũng như chưa có sự quan tâm nhiều về bản quyền số nên các nội dung này chủ yếu là tự làm hoặc các nhà phát hành sử dụng các nội dung này mà không cần xin phép. Điều này, trước mắt sẽ mang lại lợi ích về kinh tế cho cả nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, trong tương lai, khi mà vấn đề bản quyền buộc phải thực hiện thì lợi ích này sẽ khơng cịn. Lúc đó người dùng sẽ phải trả chi phí cao hơn và nhà cung cấp dịch vụ phải cắt giảm lợi nhuận để bù đắp phần nào chi phí bản quyền mà người sử dụng phải trả thêm.
Như vậy, vấn đề bản quyền cho các dịch vụ NDS thì hầu như nằm trong tay các nhà cung cấp nước ngoài. Các nhà cung cấp Việt Nam phải chia sẻ phần lớn doanh thu triển khai dịch vụ cho các nhà cung cấp này.