Thị phần các doanh nghiệp kinh doanh Game online năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển nội dung số của công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT (FPT online) đến năm 2016 (Trang 51)

Doanh nghiệp Số game phát

hành Doanh thu (tỷ VNĐ) Thị phần (%) Công ty VinaGame 15 527 43,9% Công ty FPT Online 12 358 29,8% Công ty VTC Intecom 10 101 8,4% Các công ty khác 42 213 17,8% Tổng 79 1.200 100,0%

Bảng 2.6: Thị phần các doanh nghiệp kinh doanh Nội dung cho điện thoại năm 2010

(Chỉ liệt kê các doanh nghiệp có kinh doanh cả Nội dung cho điện thoại và Game online)

Doanh nghiệp Doanh thu (tỷ VNĐ) Thị phần (%)

Công ty VASC 98 10,3%

Công ty FPT Online 67 7,0%

Công ty VTC Intecom 5 0,5%

Khác 762 79,6%

Tổng 957 100,0%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu công bố của ngành và của các công ty, tháng 12/2010

Với mục tiêu trở thành đơn vị đứng đầu thị trường, ngay từ bây giờ Công ty cần phải xác định các đối thủ sẽ cạnh tranh là những công ty đang đứng đầu thị trường, có nhiều điểm tương đồng trong dịch vụ cung cấp và cạnh tranh trực tiếp đến các hoạt động hiện tại cũng như trong tương lai của mình. Các đối thủ cạnh tranh bao gồm Vinagame, VTC Intecom, VASC. Tổng hợp thông tin về các đối thủ này được mô tả trong Bảng 2.7.

Bảng 2.7: Đánh giá các đối thủ cạnh tranh trong thị trường NDS

Công ty Thông tin chung Đánh giá

Vina Game

 Thành lập vào tháng 9/2004.

 Tháng 6/2005, được quỹ đầu tư mạo hiểm IDGVV đầu tư 2 triệu USD.

 Các hoạt động chính của Vinagame bao gồm Sản xuất và phát hành Game online; Dịch vụ web; Phát triển phần mềm; Internet Data Center (IDC) và Thương mại điện tử.

 Là nhà phát hành Game Online số 1 Việt Nam với 43,9% thị phần và 15 game đang triển khai

 Tham gia thị trường nội dung Internet với việc ra mắt cổng thông tin cho giới trẻ zing.vn, mạng cộng đồng thuần Việt yobanbe.vn…

 Tham gia thị trường Thương mại điện tử với siêu thị trực tuyến 123mua.com.vn.

VASC

 Được thành lập từ tháng 3/2000

 Là đơn vị trực thuộc Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam.

 Lĩnh vực hoạt động bao gồm Nội dung cho Internet; Nội dung cho điện thoại; Báo giấy; Báo điện tử; Thương mại di động M- Commerce; Thanh toán trực tuyến VASC-Payment; Chứng chỉ số VASCCA;…

 Là đơn vị đầu tiên và giữ vị trí số một trong nhiều năm về cung cấp NDS trên mạng di động.

 Là một trong những nhà cung cấp đầu tiên tham gia thị trường Game online nhưng do một số thay đổi trong chiến lược kinh doanh nên đã rút lui từ rất sớm.

 Sở hữu trang tin điện tử đầu tiên của Việt Nam là vietnamnet.vn

 Cơ cấu tổ chức và chính sách cịn mang

nặng tính nhà nước.

VTC Intecom

 Được thành lập vào tháng 2/2005.

 Là công ty con của Tổng công ty VTC.

 Các lĩnh vực tham gia: Sản xuất

và phát hành Game online; Nội dung cho web, Nội dung cho điện thoại; Thương mại điện tử; Phát hành báo giấy (tạp chí và báo ngày).

 Là nhà cung cấp Game online số 1 về lượng người dùng (15 triệu user) và số 2 về thị phần (29,8%).

 Đứng đầu tồn Tổng cơng ty VTC về doanh thu từ NDS.

 Rất mạnh về truyền thông với việc nắm quyền quản lý tất cả các kênh truyền thơng của VTC là truyền hình, báo giấy, báo điện tử.

Thơng qua việc phân tích 3 đối thủ cạnh tranh như trên cho thấy việc Công ty muốn trở thành một trong những nhà cung cấp NDS hàng đầu thị trường là một thách thức rất lớn vì các lý do sau:

 Các đối thủ hiện tại đều đã có q trình hoạt động rất lâu dài và chiếm thị phần lớn

trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ NDS này.

 Các đối thủ đều được sự hậu thuẫn lớn về ngân sách cũng như có một q trình tích

lũy nguồn vốn trong thời gian dài: VTC Intecom và VASC được hỗ trợ tài chính từ 2 tập đồn công nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu Việt Nam là Tổng công ty

Truyền thông Đa phương tiện VTC và VNPT; Vinagame chiếm lĩnh tuyệt đối ở thị trường Game online với doanh thu hàng trăm tỷ mỗi năm.

 Các đối thủ đều tạo dựng được cộng đồng riêng cho từng dịch vụ của mình cũng như

xây dựng các kênh quảng bá riêng mình. Ví dụ như VASC là đơn vị quản lý của website thông tin hàng đầu Việt Nam là www.vietnamnet.vn.

2.5.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của NDS có thể phân thành 2 nhóm là Các cơng ty cung cấp hạ tầng viễn thông và điện thoại (Công ty Telco) và Các cơng ty giải trí từ các nước có ngành cơng nghiệp NDS phát triển.

Các cơng ty cung cấp hạ tầng viễn thông và điện thoại (Công ty Telco):

Trong năm nay, khi mà thị trường thuê bao điện thoại đã gần như bảo hòa và với việc 3G sẽ chính thức triển khai tại Việt Nam, các công ty Telco đã và đang mở rộng hoạt động của mình qua lĩnh vực kinh doanh Nội dung cho điện thoại để gia tăng sức cạnh tranh và doanh thu cho đơn vị. Cụ thể, MobiFone có LiveInfo cho phép tự động cập nhật thơng tin về máy điện thoại khách hàng; Vinaphone có Datasafe, Ezmail để lưu trữ thông tin và chat trực tiếp trên điện thoại di động; Viettel có nhạc chng chờ iMuzic, gửi mail bằng điện thoại di động iMail…

Không những vậy, những công ty Telco cũng đang có kế hoạch hợp tác với các nhà cung cấp Nội dung cho điện thoại của nước ngoài, nơi mà các dịch vụ Nội dung cho điện thoại đã vượt trội hơn Việt Nam rất nhiều, để cung cấp các dịch vụ trọn gói và hồn thiện như hệ thống định vị người dùng, hệ thống thanh toán qua điện thoại M-Payment, Game online trên điện thoại di động…

Với quyền quản lý hệ thống, với tiềm lực về tài chính và với niềm tin của khách hàng, việc các công ty Telco tham gia thị trường cung cấp nội dung sẽ là thách thức rất lớn cho các Công ty khác đang tham gia thị trường. Nếu cần thiết, với vị thế của mình, các công ty Telco đủ khả năng để thiết lập rào cản gia nhập thị trường của các doanh nghiệp thông qua việc cấp phép, kết nối hệ thống, điều kiện thanh toán…

Các cơng ty giải trí từ các nước có ngành cơng nghiệp NDS phát triển:

Sau một thời gian quan sát và tiếp cận thị trường thông qua các đối tác Việt Nam kết hợp với chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư của Nhà nước, các cơng ty giải trí số từ

các nước có ngành cơng nghiệp NDS phát triển đang dần dịch chuyển từ nhà cung cấp bản quyền và hệ thống sang thành nhà đầu tư trực tiếp vào thị trường giải trí số của Việt Nam. Các cơng ty này có thể phân thành 3 nhóm:

 Các cơng ty đến từ 2 quốc gia có nền cơng nghiệp giải trí số hàng đầu Châu Á là Hàn

Quốc và Trung Quốc gồm Perfect World, GIANT, NEXON,… đây là các nhà sản xuất gốc của dịch vụ.

 Các công ty đến từ các quốc gia trong khu vực là Singapore, Malaysia, Thái Lan gồm

Cubinet, Activate,… trước đây là nhà môi giới nhưng hiện tại đang muốn đứng ra trực tiếp kinh doanh.

 Các công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến toàn cầu như Yahoo, Google,… đã chiếm lĩnh vị trí tuyệt đối ở thị trường tìm kiếm, mạng xã hội,… sẽ mở rộng hoạt động qua các dịch vụ khác.

Đặc điểm của các công ty này là có bản quyền khai thác dịch vụ, tiềm lực mạnh về tài chính, có kinh nghiệm triển khai dịch vụ và quan trọng là được đồng sở hữu tập khách hàng khi cùng hợp tác triển khai các dịch vụ trước đó. Tuy nhiên, q trình này cịn chậm và chưa rõ nét. Một phần là do rào cản gia nhập ngành cao vì bị hạn chế trong việc xin giấy phép. Nên cho tới thời điểm hiện tại, ngoại trừ Yahoo và Google có thể cung cấp các dịch vụ được đặt hệ thống bên ngồi nước thì vẫn chưa có đơn vị nước ngồi nào tự triển khai các dịch vụ NDS ở Việt Nam.

Như vậy, trong thời gian tới, trong các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn thì các cơng ty Telco sẽ là thách thức trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ nội dung hiện tại trong khi các cơng ty giải trí số nước ngồi vẫn cịn cần nhiều thời gian mới có thể tham gia.

2.5.2.3. Khách hàng

Đặc điểm chính của ngành NDS Việt Nam là cung cấp dịch vụ. Vì vậy, việc nắm giữ tập khách hàng là vấn đề thiết yếu cho từng đơn vị. Khách hàng sử dụng các dịch vụ NDS được phân thành 2 nhóm dựa theo nhu cầu sử dụng là Khách hàng sử dụng Internet và Khách hàng sử dụng điện thoại di động.

Khách hàng sử dụng Internet là những khách hàng sử dụng các dịch vụ triển khai trên nền Internet như Game online, nội dung cho Internet, thương mại điện tử và các ứng

dụng giải trí trực tuyến khác. Căn cứ vào một số khảo sát về khách hàng sử dụng Internet Việt Nam như sau:

 Theo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường TNS Media Việt Nam, hiện nay có

82% thanh thiếu niên Việt Nam sử dụng thành thạo Internet, phần lớn số này nằm trong độ tuổi 15-19, tỷ lệ đối với nhóm tuổi 20-24 là 74%, cịn số người biết cách lướt web ở VN nói chung chiếm 45%.

 Báo cáo của IDG cho thấy mức độ sử dụng Internet của người VN đang đạt rất cao,

tương đương 19 triệu người trong năm 2008 và đến năm 2010 số người sử dụng Internet ở Việt Nam đạt khoảng 27 triệu. Trong 10 người sử dụng máy tính thì có đến 7 người tham gia game online.

 Net Index - một nghiên cứu chuyên sâu về thói quen sử dụng Internet ở Việt Nam được thực hiện bởi Yahoo và TNS Media Việt Nam cho thấy tỉ lệ người truy cập Internet cho các mục đích: để đọc thơng tin là 56%, tìm kiếm thơng tin: 53%, chat: 44%, gởi email: 31%, mua bán hàng trên mạng: 8%, kiếm tiền: 6%, giải trí, chơi game trực tuyến 45%,…Điều đó cũng nói lên rằng, Internet đã bắt đầu đi vào cuộc sống như một phần không thể thiếu, nhất là trong thời kì hội nhập mạnh mẽ như hiện nay. Thơng tin cụ thể xem tại Hình 2.3. (Nguồn: Yahoo và TNS Media (pcworld.com.vn))

Từ ba kết quả khảo sát trên cho thấy Việt Nam là thị trường cực lớn để phát triển các ứng dụng trên Internet. Các kết quả trên cũng cho thấy, thị hiếu của khách hàng khi sử dụng Internet chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu giải trí.

Khách hàng sử dụng điện thoại di động là những khách hàng sẽ sử dụng các dịch

vụ giá trị gia tăng triển khai trên mạng điện thoại như nội dung cho điện thoại, thanh toán qua điện thoại, chơi game qua điện thoại,…

Về cơ bản, khách hàng sử dụng điện thoại di động có tính chất đại chúng hơn khách hàng sử dụng Internet. Điều này thể hiện qua số lượng người sử dụng điện thoại di động hiện tại có đến 80 triệu thuê bao (theo Bộ Thông tin và Truyền thông), so với con số 27 triệu người sử dụng của Internet. Bảng 2.8 sẽ thống kê số lượng thuê bao điện thoại theo từng nhà cung cấp.

Bảng 2.8: Thống kê số lượng thuê bao điện thoại theo nhà cung cấp

Nhà cung cấp Số thuê bao (triệu) % thị phần

Viettel 25,4 31,75% MobiFone 22,4 28% VinaPhone 20,1 25,13% SFone và các nhà cung cấp khác 12,1 15,12% Tổng cộng 80,0 100,0%

Nguồn: Thông báo số 75 Bộ Thông tin và truyền thông, 3/6/2010

Mặt khác, theo nghiên cứu của AC Nielsen năm 2010 về các đặc thù của khách hàng sử dụng điện thoại di động cho thấy:

 10% số thuê bao sử dụng điện thoại di động có sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng,

tập trung ở độ tuổi từ 20-29 tuổi.

 Đối với các khách hàng có sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng thì thường sẽ dành khoảng

20% trong tổng số chi tiêu cho điện thoại để sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng.

 Phần lớn khách hàng mong muốn được sử dụng các dịch vụ đa phương tiện trên chính

Như vậy, bên cạnh việc sử dụng các dịch vụ truyền thống là nghe, gọi và nhắn tin cơ bản thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng qua điện thoại của khách hàng cũng là rất lớn.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của hãng ComScore World Metrix thực hiện vào tháng 12/2010, trong số 1 tỷ người hiện tại đang sử dụng Internet thì có 63,2 triệu người sử dụng điện thoại di động để truy cập Internet và có 35% trong số này (22,4 triệu người) truy cập hàng ngày. Con số này hiện đã tăng lên gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái

(VietChinaBusiness.vn, ngày 03/04/2010). Điều này cho thấy rằng, trong tương lai, cùng với sự

phát triển về công nghệ, khi mà 3G và WIMAX được triển khai thì sẽ khơng cịn sự phân biệt rõ ràng giữa hai nhóm khách hàng này như hiện nay. Mà lúc đó sự phân biệt sẽ được hình thành dựa trên những nội dung và giá trị gia tăng mà các nhà cung cấp mang lại được cho khách hàng.

Với tất cả những con số trên cho thấy rằng tập khách hàng đang sử dụng Internet và điện thoại tại Việt Nam là rất lớn và đang phát triển rất nhanh cả về số lượng lẫn nhu cầu. Đây là cơ hội lớn mà các doanh nghiệp NDS cần phải nắm bắt.

2.5.2.4. Nhà cung cấp

Trong lĩnh vực kinh doanh NDS, có 2 nhóm nhà cung cấp chính là Nhà cung cấp bản quyền chương trình và Nhà cung cấp bản quyền nội dung.

Nhà cung cấp bản quyền chương trình. Ở Việt Nam, vai trò của nhà cung cấp bản

quyền chương trình là rất lớn, đặc biệt là Game online. Điểm mặt các game đã và đang lưu hành trên thị trường Việt Nam, chủ yếu có ba nguồn chính là từ Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Âu Mỹ. Trong đó, các cơng ty của Hàn Quốc, Trung Quốc có phần lợi thế hơn so với các đối thủ khác. Nguyên nhân là do game từ các nước Âu Mỹ chủ yếu là game chiến thuật có u cầu kỹ thuật chơi cao, tính cộng đồng thấp, địi hỏi cấu hình máy tính rất mạnh. Trong khi game Hàn Quốc, Trung Quốc thì lại mang tính giải trí và cộng đồng cao, cấu hình máy cũng rất phổ thơng và có cốt truyện và nhân vật khá thân thuộc với người Việt Nam. Một yếu tố khác không kém phần quan trọng là giá mua bản quyền game của Hàn Quốc hay Trung Quốc vừa phải, nên khả năng thu hồi vốn cao. So sánh giữa game Trung Quốc và Hàn Quốc thì game Hàn Quốc có tuổi thọ dài hơn cho nhà triển khai vì các game đều được đầu tư bài bản về nội dung và kịch bản. Trong khi game

Trung Quốc thì tập trung nhiều vào các cốt truyện và yếu tố lịch sử nên sẽ rất thân thuộc với người dùng nhưng vòng đời sản phẩm lại rất ngắn.

Về cách mua và chia sẻ bản quyền, hiện tại, các dịch vụ triển khai ở Việt Nam đều chia theo mơ hình: ngồi việc phải trả một khoản phí ban đầu cho phát hành dịch vụ (tiền bản quyền) phía Việt Nam cịn phải chia sẻ lợi nhuận theo doanh thu hàng tháng với nhà sản xuất dịch vụ. Số tiền ban đầu và tỷ lệ hàng tháng này phụ thuộc vào quy mô dịch vụ, mức độ đầu tư ban đầu, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên…

Nhà cung cấp bản quyền nội dung. Việc cung cấp bản quyền nội dung chỉ có ảnh

hưởng đến các dịch vụ cần thay đổi nội dung như các dịch vụ giá trị gia tăng cho điện thoại, dịch vụ cung cấp nội dung và giải trí trên Internet… Tuy nhiên, do đặc thù dễ bắt chước, lại chưa có chế tài quản lý cũng như chưa có sự quan tâm nhiều về bản quyền số nên các nội dung này chủ yếu là tự làm hoặc các nhà phát hành sử dụng các nội dung này mà không cần xin phép. Điều này, trước mắt sẽ mang lại lợi ích về kinh tế cho cả nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển nội dung số của công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT (FPT online) đến năm 2016 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)