2.2.4 .Cơ cấu tổ chức và hoạt động
2.5. Phân tích các yếu tố bên ngồi
2.5.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của NDS có thể phân thành 2 nhóm là Các cơng ty cung cấp hạ tầng viễn thông và điện thoại (Công ty Telco) và Các cơng ty giải trí từ các nước có ngành cơng nghiệp NDS phát triển.
Các cơng ty cung cấp hạ tầng viễn thông và điện thoại (Công ty Telco):
Trong năm nay, khi mà thị trường thuê bao điện thoại đã gần như bảo hòa và với việc 3G sẽ chính thức triển khai tại Việt Nam, các công ty Telco đã và đang mở rộng hoạt động của mình qua lĩnh vực kinh doanh Nội dung cho điện thoại để gia tăng sức cạnh tranh và doanh thu cho đơn vị. Cụ thể, MobiFone có LiveInfo cho phép tự động cập nhật thơng tin về máy điện thoại khách hàng; Vinaphone có Datasafe, Ezmail để lưu trữ thông tin và chat trực tiếp trên điện thoại di động; Viettel có nhạc chng chờ iMuzic, gửi mail bằng điện thoại di động iMail…
Không những vậy, những công ty Telco cũng đang có kế hoạch hợp tác với các nhà cung cấp Nội dung cho điện thoại của nước ngoài, nơi mà các dịch vụ Nội dung cho điện thoại đã vượt trội hơn Việt Nam rất nhiều, để cung cấp các dịch vụ trọn gói và hồn thiện như hệ thống định vị người dùng, hệ thống thanh toán qua điện thoại M-Payment, Game online trên điện thoại di động…
Với quyền quản lý hệ thống, với tiềm lực về tài chính và với niềm tin của khách hàng, việc các công ty Telco tham gia thị trường cung cấp nội dung sẽ là thách thức rất lớn cho các Công ty khác đang tham gia thị trường. Nếu cần thiết, với vị thế của mình, các công ty Telco đủ khả năng để thiết lập rào cản gia nhập thị trường của các doanh nghiệp thông qua việc cấp phép, kết nối hệ thống, điều kiện thanh toán…
Các cơng ty giải trí từ các nước có ngành cơng nghiệp NDS phát triển:
Sau một thời gian quan sát và tiếp cận thị trường thông qua các đối tác Việt Nam kết hợp với chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư của Nhà nước, các cơng ty giải trí số từ
các nước có ngành cơng nghiệp NDS phát triển đang dần dịch chuyển từ nhà cung cấp bản quyền và hệ thống sang thành nhà đầu tư trực tiếp vào thị trường giải trí số của Việt Nam. Các cơng ty này có thể phân thành 3 nhóm:
Các cơng ty đến từ 2 quốc gia có nền cơng nghiệp giải trí số hàng đầu Châu Á là Hàn
Quốc và Trung Quốc gồm Perfect World, GIANT, NEXON,… đây là các nhà sản xuất gốc của dịch vụ.
Các công ty đến từ các quốc gia trong khu vực là Singapore, Malaysia, Thái Lan gồm
Cubinet, Activate,… trước đây là nhà môi giới nhưng hiện tại đang muốn đứng ra trực tiếp kinh doanh.
Các công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến toàn cầu như Yahoo, Google,… đã chiếm lĩnh vị trí tuyệt đối ở thị trường tìm kiếm, mạng xã hội,… sẽ mở rộng hoạt động qua các dịch vụ khác.
Đặc điểm của các cơng ty này là có bản quyền khai thác dịch vụ, tiềm lực mạnh về tài chính, có kinh nghiệm triển khai dịch vụ và quan trọng là được đồng sở hữu tập khách hàng khi cùng hợp tác triển khai các dịch vụ trước đó. Tuy nhiên, q trình này cịn chậm và chưa rõ nét. Một phần là do rào cản gia nhập ngành cao vì bị hạn chế trong việc xin giấy phép. Nên cho tới thời điểm hiện tại, ngoại trừ Yahoo và Google có thể cung cấp các dịch vụ được đặt hệ thống bên ngồi nước thì vẫn chưa có đơn vị nước ngồi nào tự triển khai các dịch vụ NDS ở Việt Nam.
Như vậy, trong thời gian tới, trong các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn thì các cơng ty Telco sẽ là thách thức trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ nội dung hiện tại trong khi các cơng ty giải trí số nước ngồi vẫn cịn cần nhiều thời gian mới có thể tham gia.