1.2. Lý luận chung về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
1.2.8. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Phân cấp quản lý NSNN cơ bản gồm 3 nội dung chủ yếu như sau:
Một là, về quyền lực: Trong quản lý NSNN, chế độ, chính sách, tiêu chuẩn,
định mức có vai trị và vị trí hết sức quan trọng. Đó khơng chỉ là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách và kiểm sốt chi tiêu, mà cịn là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách của các cấp chính quyền.
Thông qua việc phân cấp nhằm làm rõ cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành ra các chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn, phạm vi, mức độ của mỗi
cấp chính quyền. Cơ sở pháp lý này được xây dựng dựa trên hiến pháp hoặc các đạo luật tổ chức hành chính, từ đó, định ra hành lang pháp lý cho việc chuyển giao các thẩm quyền gắn với các trách nhiệm tương ứng với quyền lực đã được phân cấp, đảm bảo tính ổn định, tính pháp lý, khơng gây sự rối loạn trong quản lý NSNN.
Về cơ bản, NNTW giữ vai trị quyết định các loại thu thuế, phí, lệ phí, vay nợ và các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong cả nước.
HĐND cấp tỉnh quyết định một số chế độ thu phí gắn với quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên, gắn với chức năng quản lý hành chính nhà nước của chính quyền ĐP và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định pháp luật; việc huy động vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh. Được quyết định chế độ chi ngân sách phù hợp với đặc điểm thực tế ở ĐP. Riêng chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền cơng, phụ cấp, trước khi quyết định phải có ý kiến của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Hai là, phân cấp về mặt vật chất, tức là phân cấp về nguồn thu và nhiệm vụ chi (nội dung chi tiết đính kèm phụ lục 1.1): Đây ln là vấn đề phức tạp, khó khăn và gây
nhiều bất đồng nhất trong quá trình xây dựng và triển khai các đề án phân cấp quản lý ngân sách. Sự khó khăn này bắt nguồn từ sự phát triển không đồng đều giữa các ĐP, sự khác biệt về các điều kiện tự nhiên, KT, XH giữa các vùng miền trong cả nước.
NSTW hưởng các khoản thu tập trung quan trọng không gắn trực tiếp với công tác quản lý của ĐP: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thu từ dầu thô...hoặc không đủ căn cứ chính xác để phân chia: thuế thu nhập DN của các đơn vị hạch tốn tồn ngành, đồng thời, đảm bảo nhiệm vụ chi cho các hoạt động có tính chất chiến lược, quan trọng của quốc gia: Chi đầu tư cơ sở hạ tầng KT-XH, chi quốc phòng, an ninh, chi giáo dục, y tế, chi đảm bảo xã hội do TW quản lý...và hỗ trợ các ĐP chưa cân đối được thu, chi ngân sách.
NSĐP được phân cấp nguồn thu để đảm bảo chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, gắn trực tiếp với công tác quản lý tại ĐP: Thuế nhà đất, thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao...
Nhiệm vụ chi NSĐP gắn liền với nhiệm vụ quản lý KT-XH, quốc phòng, an
ninh do ĐP trực tiếp quản lý. Việc đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách trong điều kiện tự nhiên, xã hội và trình độ quản lý ở các vùng, miền khác nhau là động lực quan trọng để khơi dậy các khả năng của ĐP, xử lý kịp thời các nhiệm vụ của Nhà nước trên phạm vi từng ĐP.
Ngân sách cấp trên thực hiện nhiệm vụ bổ sung ngân sách cho ngân sách cấp dưới dưới hai hình thức: Bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu.
Ba là, phân cấp về quản lý chu trình ngân sách, tức là phân công, phân định trách nhiệm, quyền hạn trong lập, chấp hành và quyết toán NSNN: Phân cấp quản lý
NSNN thể hiện mối quan hệ giữa các cấp chính quyền nhà nước trong một chu trình NSNN gồm tất cả các khâu: lập ngân sách, duyệt, thông qua tới chấp hành, quyết toán, thanh tra, kiểm tra ngân sách. Yêu cầu của nội dung này đặt ra là giải quyết mối quan hệ về mức độ tham gia, điều hành và kiểm soát của các cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan chuyên môn trong từng khâu quản lý chu trình ngân sách.
HĐND các cấp có quyền hạn, trách nhiệm trong việc quyết định dự toán NSĐP; phân bổ NSĐP; phân bổ dự toán chi cho các sở, ban, ngành theo từng lĩnh vực cụ thể; quyết định số bổ sung từ ngân sách cấp mình cho ngân sách cấp dưới; phê chuẩn quyết tốn ngân sách. Ngồi ra, HĐND cấp tỉnh cịn có nhiệm vụ: Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở ĐP; Quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền ĐP đối với phân NSĐP được hưởng từ các khoản thu phân chia giữa NSTW với NSĐP và các khoản thu có phân chia giữa các cấp ngân sách ở ĐP.
1.3. Khái quát về phân cấp quản lý NSNN của Việt Nam từ khi có luật NSNN năm 2002 đến nay