3.3. Một số giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh
3.3.1.2. Về tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng:
- Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống chính trị các cấp từ tỉnh, huyện đến xã, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng, phân cấp quản lý ngân sách sâu, sát đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách. Đưa chỉ tiêu hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách là một trong những nhiệm vụ chính trị để xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cấp ủy đảng, của đơn vị và từng cấp ngân sách. Thực hiện tốt quy chế công khai, cải cách thủ tục hành chính.
- Quán triệt và thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác quản lý NSNN và phân cấp quản lý NSNN, xem đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, là tiêu chí để đánh hiệu quả, chất lượng hoạt động của các ngành, các cấp và các tổ chức.
3.3.1.3. Về hồn thiện tổ chức bộ máy làm cơng tác quản lý tài chính trên địa bàn:
- Tiếp tục hồn thiện tổ chức bộ máy làm cơng tác quản lý tài chính, ngân sách, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực, nhất là đối với cấp xã; bố trí và ổn định đội ngũ cán bộ tài chính các cấp theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; đảm bảo đến năm 2025 đạt 100% cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ từ đại học trở lên, đặc biệt là phải có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác để quản lý cơng tác tài chính, ngân sách ngày càng chặt chẽ, đúng quy định, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
- Bên cạnh đó, để việc thực hiện phân cấp mạnh nhiệm vụ chi cho cấp xã về đầu tư XDCB theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình, cần thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho lãnh đạo và cán bộ cơng chức cấp xã làm cơng tác tài chính, quản lý đầu tư xây dựng nắm về trình tự thủ tục và các quy định hiện hành về đầu tư XDCB của cấp xã để công tác quản lý đầu tư XDCB được phân cấp đảm bảo thực hiện đúng quy định và có hiệu quả.
3.3.1.4. Về nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND:
- Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND để HĐND thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, nhất là chủ động trong việc quyết định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, đồng thời, tăng cường giám sát việc điều hành của nhà nước về triển khai thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
- Nâng cao chất lượng báo cáo thẩm tra về dự toán NSNN và phân bổ ngân sách địa phương, báo cáo thẩm tra về quyết toán NSNN, nhằm cung cấp cho đại biểu HĐND các cấp đầy đủ thơng tin có liên quan cần thiết, có sự tham gia tích cực các đại biểu trong những kỳ họp và giữa hai kỳ họp HĐND thảo luận, đưa ra những quyết sách đúng đắn, có hiệu quả cao các vấn đề tài chính-ngân sách tỉnh.
3.3.1.5. Về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước:
- Tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, sự tham gia tích cực và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp và các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện công tác phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn.
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cơng tác tài chính, nhất là đội ngũ làm công tác thanh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, chế độ đối với các chương trình, đề án có sử dụng NSNN trên địa bàn. Chú trọng việc quản lý theo chương trình mục tiêu quốc gia, trọng điểm của địa phương. Thực hiện tốt quy chế công khai, cải cách thủ tục hành chính.
- Chính quyền cấp tỉnh phải tiến hành rà sốt, tính tốn cân đối và phân cấp
mạnh nguồn thu cho cấp huyện, cấp xã tiến tới ngân sách xã tự cân đối, chủ động cho ngân sách cấp mình.
- Đa dạng, phong phú về hình thức tun truyền có gắn đến nội dung với từng nhóm đối tượng quản lý và chấp hành thuế để khai thác nguồn thu, giảm thất thu thuế và tỷ lệ nợ thuế trên địa bàn.
3.3.1.6. Về tăng cường kiểm tra, giám sát
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra trong nội bộ ngành tài chính: Giữa Cục thuế với các Chi cục thuế cấp huyện; giữa sở Tài chính với phịng kế hoạch tài chính
cấp huyện và giữa cơ quan thuế với tài chính và kho bạc để nâng cao ý thức, trách nhiệm tự kiểm tra trong thực hiện nhiệm vụ và điều chỉnh kịp thời những khó khăn, vướng mắc. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ nghiệp của cán bộ trong ngành tài chính.
- Tăng cường khả năng thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ quan chức năng và của Hội đồng nhân dân các cấp để khai thác và huy động các nguồn thu kịp thời, đầy đủ và đúng quy định vào NSNN. Đồng thời, đảm bảo các nhiệm vụ chi thực hiện đúng nội dung của chính sách, chế độ và định mức quy định của cơ quan thẩm quyền. Từ đó, phát hiện đúng, đủ và kịp thời những sai sót trong q trình quản lý, điều hành, chấp hành ngân sách và có các biện pháp xử lý, hạn chế tối đa mức nghiêm trọng của sai phạm.
- Tiếp tục củng cố và thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cấp xã, Ban Thanh tra nhân dân theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04 tháng 12 năm 2006 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Ủy ban TW MTTQ Việt Nam và Bộ Tài chính. Đồng thời, tăng cường sự hướng dẫn, bồi dưỡng tập huấn của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên để Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cấp xã nâng cao chất lượng giám sát nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và chất lượng cơng trình đầu tư trên địa bàn.
3.3.1.7. Về đổi mới và nâng cao chất lượng kiểm toán
Ngồi nội dung kiểm tốn về quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước của các cấp ngân sách và của DNNN trên địa bàn, cần tăng cường kiểm tốn một số nội dung khác có tác động chung đến điều hành và chấp hành của NSĐP, như: các cơng trình XDCB trọng điểm trên địa bàn; các chương trình mục tiêu quốc gia, các khoản huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn huy động trên địa bàn... để ĐP kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc hoặc chấn chỉnh những sai sót nếu có.
3.3.2. Giải pháp về phân cấp vật chất
- Nội dung phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo được thực hiện trên cơ sở nội dung quy định tại Nghị quyết số 191/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của
HĐND tỉnh Đồng Nai về định mức phân bổ chi NSĐP và tỷ lệ % phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Đồng Nai năm 2011 và giai đoạn 2011-2015, trong đó, có điều chỉnh, bổ sung để khắc phục một số tồn tại, vướng mắc của giai đoạn 2011-2015 và phù hợp với phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật NSNN năm 2015.
- Rà soát lại việc phân cấp để tiếp tục điều chỉnh, bổ sung việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi phù hợp đặc điểm cụ thể và tình hình thực tế của từng địa phương. Nhất là đối với chính quyền cấp huyện, thị xã, thành phố phải tiến hành rà sốt, tính tốn cân đối và phân cấp mạnh nguồn thu cho cấp xã, phường, thị trấn tiến tới ngân sách xã, phường, thị trấn tự cân đối, chủ động cho ngân sách cấp mình.
- Khi phân cấp nguồn thu phải gắn liền với cân đối nguồn đảm bảo phân bổ chi ngân sách và hiệu quả của việc phân cấp để từng cấp ngân sách được tự chủ ngân sách cấp mình. Hạn chế bổ sung cân đối ngân sách cấp tỉnh, đồng thời, triệt để xoá bỏ bao cấp trực tiếp và hạn chế bao cấp gián tiếp qua ngân sách nhà nước.
- Cần xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách 5 năm, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, nhằm hạn chế phân bổ dự án đầu tư dàn trải; các khoản chi sự nghiệp; ban hành các chế độ, chính sách cho phù hợp với khả năng nguồn lực theo phân cấp quản lý ngân sách của từng cấp.
- Các cấp ngân sách xây dựng phương án xác định và khai thác hiệu quả nguồn thu khi phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp dưới, nhất là ở lĩnh vực đầu tư XDCB (TW phân cấp xuống tỉnh, tỉnh phân cấp xuống huyện, huyện phân cấp xuống xã).
- Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu của xã hội, phù hợp với khả năng ngân sách, thúc đẩy xã hội hoá cũng như đảm bảo để các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, nhất là đối với phụ nữ và người dân tộc thiểu số được tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ sự nghiệp công thiết yếu.
- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính phù hợp chức năng, nhiệm vụ của nhà nước và gắn với cơ cấu nguồn thu, nhiệm chi ngân sách nhà nước của từng cấp.
Đồng thời, nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát tài chính bằng các biện pháp kiểm tốn, thanh tra tài chính, chế độ báo cáo thơng tin đảm bảo mọi hoạt động tài chính đều cơng khai, minh bạch.
Một số giải pháp cụ thể như sau:
3.3.2.1. Giải pháp đối với một số tồn tại vướng mắc về Luật NSNN năm 2002 kéo dài đến nay
Qua phân tích, đánh giá thực trạng phân cấp quản lý NSNN cho thấy: Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi địa bàn tỉnh Đồng Nai đến nay về cơ bản đã tạo cho chính quyền địa phương chủ động khai thác, quản lý tốt nguồn thu và đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chi, tạo cho địa phương có nhiều thuận lợi trong việc tập trung nguồn lực để phát triển KT- XH theo đúng hướng. Tuy nhiên, qua phân tích cho thấy những tồn tại vướng mắc kéo dài có nhiều nguyên nhân, trong đó, chủ yếu do nguyên nhân khách quan bởi một số điểm chưa hợp lý trong quá trình điều hành, quản lý ngân sách với quy định của Luật NSNN năm 2002 và những văn bản hướng dẫn.
Qua nghiên cứu cho thấy: Luật NSNN năm 2002 sẽ được thay thế bởi Luật NSNN năm 2015 kể từ ngày 1/1/2017. Tuy nhiên, khi thực hiện Luật NSNN năm 2015 vẫn còn một số vướng mắc của Luật NSNN năm 2002 trên địa bàn tỉnh, do đó, Đồng Nai, tiếp tục rà sốt những nội dung vướng mắc của Luật NSNN năm 2002 kéo dài qua thực hiện Luật NSNN năm 2015 đề nghị các Bộ, ngành Trung ương có quan tâm nghiên cứu điều chỉnh để hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân sách ngày càng hoàn thiện và tạo điều kiện thuận lợi cho Đồng Nai trong thời gian tới thực hiện tốt việc quản lý tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn nhằm góp phần phát triển KT-XH theo hướng bền vững.
3.3.2.2. Giải pháp về phân cấp nguồn thu giữa các cấp NS tỉnh Đồng Nai những năm tiếp theo: năm tiếp theo:
- Đối với giải pháp khai thác và huy động nguồn thu vào NSĐP đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn:
Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng của tỉnh là rất lớn, tuy nhiên, do theo quy định tại khoản 3 - Điều 8
Luật NSNN 2002 phân cấp cho tỉnh được phép huy động vốn trong nước và cân đối ngân sách tỉnh hàng năm để trả nợ với mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của ngân sách tỉnh cho tất cả các ĐP (trừ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) là chưa phù hợp và công bằng. Đến nay, theo quy định tại khoản 6, Điều 7 của Luật NSNN năm 2015: Đối với địa phương có số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của NSĐP thì mức dư nợ vay của ngân sách địa phương không quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp (trong đó, có Đồng Nai). Với quy định này, Đồng Nai cần xây dựng các giải pháp thực hiện trong thời gian tới đến năm 2025 như sau:
+ Tập trung các biện pháp thu từ nguồn đất đai:
* Đẩy mạnh việc giao đất đối với những nơi đã có quy hoạch; tổ chúc các biện pháp thu và giải quyết dứt điểm những nội dung còn tồn đọng, vướng mắc về đất đai; đẩy nhanh tiến độ đấu giá và thực hiện các dự án đã được quy hoạch; tập trung dự án xây dựng nhà ở để bán và đôn dốc kịp thời các nguồn thu từ sử dụng đất nộp vào ngân sách.
* Xây dựng cơ chế đổi đất lấy hạ tầng nhằm sử dụng nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong việc đầu tư cở sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, kinh tế xã hội trên địa bàn.
+ Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nhà đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh nhằm góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương, như:
Xây dựng chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh; cơ chế hỗ trợ vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch; triển khai thực hiện có hiệu quả đề án khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp đầu tư vào các vùng nông thôn theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP.
+ Đa dạng các hình thức khác trong việc huy động vốn cho NSNN::
* Thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn cho NSNN để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, trong đó, bao gồm các hình thức như: huy động vốn đầu tư của DN đối với các cơng trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; thực hiện các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân; các khoản viện trợ khơng
hồn lại của các cá nhân và tổ chức nước ngoài; tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước; vay vốn nhàn rỗi của Kho bạc nhà nước và các nguồn tài chính, tín dụng hợp pháp khác; phát hành trái phiếu địa phương để huy động nguồn vốn từ nhân dân và các tổ chức trên địa bàn.
* Khai thác và huy động kịp thời, đầy đủ và đúng quy định các nguồn thu phí, lệ
và các khoản đóng góp của nhân dân trên địa bàn theo quy định của pháp luật và nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.
* Tăng cường xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp cơng nhằm đa dạng hố các nguồn lực đầu tư trong xã hội cho phát triển các lĩnh vực sự nghiệp công, đặc biệt là giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học.
+ Có cơ chế đặc thù cho Đồng Nai về tăng tỷ lệ dư nợ ngân sách:
Về lâu dài, cần tiếp tục kiến nghị cơ quan thẩm quyền có cơ chế đặc thù cho Đồng Nai về tăng tỷ lệ dư nợ ngân sách vì nhu cầu vốn cho đầu tư vẫn chưa đảm bảo với yêu cầu phát triển của một tỉnh công nghiệp với định hướng nâng thành phố Biên Hịa lên đơ thị loại 1, thị xã Long khánh lên đô thị loại 3 vào cuối năm 2015 và nâng huyện Nhơn trạch lên thành phố,… trong giai đoạn 2016 - 2020.
- Đối với giải pháp điều chỉnh phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách để