Về sự lãnh đạo của Đảng và tính chủ động của HĐND cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ GVHD: TS NGUYỄN văn SÁNG (Trang 48 - 50)

2.2. Thực trạng phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ khi có

2.2.1.3. Về sự lãnh đạo của Đảng và tính chủ động của HĐND cấp tỉnh

- Đối với sự lãnh đạo của Đảng: Việc phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn Đồng

Nai thời gian qua được xác định là nội dung nhất quán trong lãnh đạo của Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ để tăng tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của từng cấp ngân sách. Hàng năm, Tỉnh ủy đều ban hành nghị quyết và thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Đảng về cơng tác quản lý tài chính ngân sách, Từ đó, tỷ lệ thu ngân sách trên địa bàn vượt mục tiêu nghị quyết đề ra, số thu năm sau cao năm trước.

Tuy nhiên, qua kết quả thực hiện cho thấy, chỉ có địa phương nào thực hiện tốt sự lãnh của Đảng thì nơi đó phát huy hiệu quả của việc khai thác và sử dụng vốn NSNN phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của từng cấp ĐP, như: Thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành, Nhơn trạch, Trảng Bom, Định Quán... Bên cạnh đó, một số cấp ủy của ĐP cịn nhận thức rằng cơng tác quản lý NSNN thuộc nhiệm vụ của chính quyền nên khốn trắng cho chính quyền, từ đó, dẫn đến, việc thực hiện quản lý và phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn cịn hạn chế.

- Về tính chủ động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:

Theo khoản 2, Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 26/11/2003, quy định: “…HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế, xã hội…”; Theo điều 4 Luật NSNN năm 2002 quy định, HĐND tỉnh có quyền quyết định dự tốn và phân bổ NSĐP, phê chuẩn quyết toán NSĐP.

Trên cơ sở đó, hàng năm, căn cứ quy định và tình hình thực tế, HĐND tỉnh Đồng Nai ban hành nhiều nghị quyết về dự toán và phân bổ NSĐP, phê chuẩn quyết toán NSĐP và các nghị quyết chuyên đề về phát triển KT-XH và khắc phục ô nhiểm mơi trường trên địa bàn… (đính kèm phụ lục 2.1; 2.2 và 2.3). Bên cạnh đó, đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng thẩm tra, giám sát cho các tổ chức của HĐND và đại biểu HĐND các cấp; tổ chức 01 hội thảo khoa học về công tác quản lý tài chính, ngân sách trên địa bàn. Đồng thời, các tổ chức của HĐND tỉnh hàng năm tổ chức gần 200 cuộc khảo sát, giám sát các ĐP và đơn vị liên quan trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước TW và ĐP. Từ đó, các chủ trương, chính sách ban hành đi vào cuộc sống, đã góp phần cao hiệu quả quản lý NSNN trên địa bàn,

phát triển KT,XH và đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện, trong đó, có do thực hiện tốt cơng tác phân cấp quản lý NSNN.

Tuy nhiên, HĐND tỉnh Đồng Nai chưa thật sự chủ động trong việc quyết định về ngân sách của cấp mình do ngồi việc phân bổ nhiệm vụ theo chương trình mục tiêu của quốc gia, hàng năm khi phân bổ kinh phí, TW đều quy định thêm khá nhiều nhiệm vụ phải chi mức ở tối thiểu, như: phải đảm bảo chi mức tối thiểu cho giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi do TW quy định; chi ít nhất 2% tổng chi thường xuyên cho khoa học công nghệ; 1% tổng chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường; 10% thu tiền sử dụng đất của ĐP cho công tác quản lý đất đai và bổ sung 50% vào Quỹ nhà ở, 50% vào Quỹ phát triển đất… trong khi đó, nhiệm vụ này nếu chi như quy định sẽ không giải ngân hết và phải điều chỉnh vào cuối năm, trong khi đó, một số nhiệm vụ khơng có nguồn kinh phí để bố trí thực hiện. Từ đó, làm hạn chế sự chủ động của HĐND trong việc quyết định về ngân sách theo Luật định và việc sử dụng kinh phí bố trí hiệu quả khơng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ GVHD: TS NGUYỄN văn SÁNG (Trang 48 - 50)