Quan điểm, mục tiêu phát triển KT-XH của Đảng và nhà nước tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ GVHD: TS NGUYỄN văn SÁNG (Trang 75 - 77)

Giai đoạn từ nay đến năm 2025, hoàn thiện việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh sẽ chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố tích cực và tiêu cực tác động đến tình hình chung của kinh tế, chính trị, xã hội thế giới, của nước ta cũng như những ảnh hưởng khác của tỉnh. Đó là xu thế chung trên thế giới hiện nay: Hịa bình, hợp tác phát triển; cùng những hệ thống thể chế, cơ chế chính sách phát triển KT – XH nói chung, hồn thiện thể chế thị trường , trong đó, có rà sốt để hồn thiện việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước nói riêng.

3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển KT - XH của Đảng và nhà nước tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 Đồng Nai đến năm 2025

3.1.1. Quan điểm phát triển

Để định hướng thực hiện tốt phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025, trong đó, có việc hồn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, quan điểm phát triển của tỉnh Đồng Nai:

Một là, Tiếp tục đổi mới và sáng tạo trong quản lý phát triển KT- XH. Tập trung

hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng XHCN. Chú trọng phát triển chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh. Xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế. Đồng thời, sử dụng các nguồn lực, cơng cụ điều tiết, chính sách phân phối để phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Hai là, Bảo đảm phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô

và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển kinh tế gắn chặt với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ mơi trường. Bảo đảm quốc phịng an ninh và giữ vững hịa bình, ổn định để xây dựng đất nước.

Ba là, Hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN. Nâng cao hiệu lực, hiệu qủa

quản lý và định hướng phát triển của nhà nước. Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động và trách nhiệm, lấy phục vụ nhân dân và lợi ích quốc gia là

mục tiêu cao nhất.

Bốn là, Phát huy cao nhất các nguồn lực trong nước, đồng thời, chủ động hội

nhập quốc tế, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế.

3.1.2. Mục tiêu tổng quát

Từ quan điểm phát triển nêu trên, Đảng đưa ra mục tiêu tổng quát là: “Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội. Tăng cường quốc phịng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia và tồn vẹn lãnh thổ.Nâng cao hiệu quả cơng tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế. Giữ vững hịa bình, ổn định, tạo mơi trường, điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước.”.

3.1.3. Các chỉ tiêu

Để triển khai thực hiện mục tiêu tổng quát đề ra, Đồng Nai đã cụ thể hóa thành 17 mục tiêu cụ thể, trong đó, có một số mục tiêu về kinh tế như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 6,5- 7%/năm (theo giá năm 2010); đến năm 2025 tăng từ 6% - 6,5%.

- GRDP bình quân đầu đến năm 2020 (giá hiện hành) người đạt từ 3.200 USD - 3.500 USD; đến năm 2025 đạt từ 3.500 USD - 4.000 USD.

- Cơ cấu kinh tế năm 2020: Tỷ trọng Công nghiệp - dịch vụ trong GDP chiếm trên 85%; đến năm 2025 đạt trên 88%.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm (giai đoạn 2016 -2020) bằng khoảng 32- 34% GDP; giai đoạn 2021 - 2025 bằng khoảng 34 - 36% GDP.

- Bội chi ngân sách năm 2020 không quá 4% GDP; năm 2025 không quá 5%.

- Tổng thu NSNN hàng năm so với GDP đạt tỷ lệ 16% - 18%; đến năm 2025 đạt từ 18% - 20%.

- Năng suất lao động xã hội bình quân đến năm 2020 tăng từ 4 - 5%; đến năm 2025 tăng từ 5 - 6%.

- Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình qn giảm 1-1,5%/ năm.

- Tỷ lệ đơ thị hóa đến năm 2020 đạt 38 -40%; đến năm 2025 đạt từ 40 - 42%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ GVHD: TS NGUYỄN văn SÁNG (Trang 75 - 77)