Nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ GVHD: TS NGUYỄN văn SÁNG (Trang 40 - 45)

2.1. Nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Đồng Nai

2.1.1. Về vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đơng Nam Bộ của Việt Nam, có địa hình trung du chuyển tiếp từ vùng cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ, địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình dưới 100 m so với mực nước biển và giảm dần từ Đơng Bắc sang Tây Nam. Diện tích tự nhiên là 5.907,24 km2, chiếm 1,76% diện tích cả nước và chiếm 25,5% diện tích của vùng Đơng Nam Bộ. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu ơn hịa, ít bị ảnh hưởng của bão lụt, đất đai màu mỡ, khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn tương đối phát triển: có hệ thống giao thơng thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; có đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây - Tp Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước và có vai trị gắn kết vùng Đơng Nam Bộ với Tây Nguyên.

Những yếu tố cơ bản trên có nhiều lợi thế đến việc phát triển kinh tế tỉnh nhà, đã tác động lớn đến nguồn thu ngân sách hàng năm đều tăng và thuận lợi cho việc phân cấp quản lý NSNN trên địa bản đạt hiệu quả trong từng thời kỳ ổn định ngân sách, đồng thời, góp phần tạo điều kiện cho Đồng Nai phát triển kinh tế, chính trị và xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, có những xã của vùng núi, vùng sâu xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với điều kiện sản xuất, kinh doanh và phương tiện đi lại khó khăn, như: xã Thanh sơn (huyện Định quán), xã Tà Lài, Đắc Lua, Nam cát Tiên (huyện Tân Phú), xã Lý lịch, Phú lý (huyện Vĩnh Cửu),.. có ảnh hưởng nhất định đến việc phân cấp và thực hiện phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn.

2.1.2. Về tình hình kinh tế - xã hội

Giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đạt mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 13,2%. Đến cuối năm 2014 GRDP tính theo giá so sánh năm 2010 là 117.924 tỷ đồng, ước mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 12%. Với tốc độ phát triển cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa khá cao, nền kinh tế của tỉnh Đồng Nai phát triển theo hướng tăng trưởng bền vững. Tỷ lệ thu NSNN hàng năm chiếm 23% GDP, là một trong sáu ĐP có đóng góp số thu về NSTW cao trên cả nước. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo đúng định hướng, thể hiện:

Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh Đồng Nai theo giá hiện hành phân theo lĩnh vực kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Tổng số Nơng, lâm ngư

nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ, thuế 2010 76.024,67 6.537,08 43.488,31 25.999,28 2011 98.759,23 7.409,34 56.589,76 34.760,13 2012 117.414,09 7.984,15 66.962,03 42.503,91 2013 145.133,91 9.143,40 82.581,21 53.409,30 2014 167.992,00 10.006,00 95.645,10 62.340,90

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2014)

Theo bảng 2.1 cho thấy: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo đúng định hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, giảm nhẹ ngành công nghiệp - xây dựng và phát triển mạnh các ngành dịch vụ. Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng năm 2014 là 56,93%; dịch vụ là 37,01%; giảm

ngành nông, lâm ngư nghiệp từ năm 2010 là 8,6%, đến năm 2014 xuống còn 5,96%. Sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt nhịp độ tăng trưởng cao, một số ngành công

nghiệp chủ lực, cơng nghiệp có lợi thế so sánh phát triển nhanh, cơng nghiệp cơ khí phục vụ nơng nghiệp được đầu tư đúng mức, phục vụ đắc lực cho yêu cầu cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao và

các loại hình dịch vụ thương mại, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nơng thơn. Huy động nhiều nguồn vốn, đa dạng hóa các hình thức đầu tư để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là cơng trình giao thơng kết nối vào các khu vực đô thị, khu công nghiệp, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển kinh tế, thúc đẩy giao thương hàng hóa và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Từ đó, với lực lượng các tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn phát triển nhanh đã góp phần tăng khả năng tích luỹ của nền kinh tế tỉnh nhà càng lớn, đến cuối năm 2014 như sau:

Bảng 2.2 : Các tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai STT Đơn vị Số đơn vị tổ chức SX, KD Trong đó Số doanh nghiệp Số hộ gia đình SX, KD 1 Thành phố Biên Hòa 36.680 9.809 26.871 2 Thị xã Long Khánh 4.748 201 4.547 3 Huyện Cẩm Mỹ 4.036 135 3.901 4 Huyện Long Thành 9.258 1.236 8.022 5 Huyện Nhơn Trạch 4.994 742 4.252 6 Huyện Thống Nhất 2.957 319 2.683 7 Huyện Trảng Bom 6.424 1.379 5.045 8 Huyện Tân Phú 5.352 168 5.184 9 Huyện Định Quán 4.298 174 4.115 10 Huyện Vĩnh Cửu 3.619 417 3.202 11 Huyện Xuân Lộc 5.286 455 4.831 Tổng cộng 87.555 15.337 72.218

(Nguồn: Cục thuế tỉnh Đồng Nai năm 2014)

Theo bảng 2.2 cho thấy: Số lượng các tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến cuối năm 2014 khá lớn, trong đó, các tổ chức sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp tập trung nhiều nhất tại các khu vực phát triển đơ thị như: Tp Biên Hịa, huyện Long Thành, Trảng Bom và Nhơn trạch. Tại các vùng nông thôn, vùng sâu, xa các tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu có quy mơ nhỏ là các hộ gia đình SX,

KD. Tuy nhiên, bên cạnh việc sản xuất và kinh doanh tạo sản phẩm và tăng thu ngân sách cho tỉnh nhà, thì vấn đề mơi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân tại một số khu vực trên địa bàn cũng cần phải quan tâm.

Là tỉnh có quy mơ dân số lớn đứng thứ 5 của cả nước và xu hướng tăng nhanh trong những năm qua. Dân số của tỉnh năm 2009 là 2.499.656 người, năm 2013 là 2.786.670 người, đến năm 2014 là 2.838.640 người. Do nền kinh tế phát triển nhanh nên có sức hút đối với lao động từ các ĐP khác tập trung tại các khu đô thị và xung quanh các khu, cụm cơng nghiệp như: thành phố Biên Hịa, huyện Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch. Từ đó, tại các ĐP này tạo ra nhiều giá trị sản phẩm và tăng thu NSNN. Tuy nhiên, đây cũng là khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ thu để khai thác từ thuế xuất nhập khẩu và quản lý nhà nước trên địa bàn do TW không phân cấp cho ĐP được hưởng tỷ lệ điều tiết từ nguồn thu này.

Đồng Nai có hơn 50 dân tộc anh em cung chung sống, mỗi dân tộc đều có tín ngưỡng riêng, khiến nơi đây tụ hội nhiều tôn giáo: Với 24 tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân và 5 tôn giáo được cấp chứng nhận hoạt động, có số lượng tín đồ lớn nhất nước, hơn 1.339.426 tín đồ các tơn giáo, chiếm 60% số dân tồn tỉnh. Đa số các chức sắc tu sỹ, tín đồ tơn giáo chấp hành đường lối, chủ trương, pháp luật của nhà nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, trật tự trên địa bàn. Tuy nhiên, cũng có lúc, có nơi, hoạt động tơn giáo có những diễn biến phức tạp, hơn nữa với số lượng tín đồ lớn nhất nước, đây cũng là khó khăn trong cơng tác quản lý an ninh, chính trị và phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn. Với điều kiện về KT-XH nêu trên, trong xu thế hội nhập kinh tế và tồn cầu hố nền KT thế giới, Đồng Nai có thuận lợi trong việc phân giao quyền hạn và trách nhiệm giữa các cấp chính quyền đối với nội bộ ĐP trong việc cung cấp hàng hố cơng cộng có hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu phúc lợi XH. Tuy nhiên, về quản lý an ninh, trật tự xã hội và môi trường trên địa bàn là những vấn đề đáng quan tâm.

2.1.3. Về trình độ quản lý hành chính - kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền: quyền:

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, Đồng Nai đã điều chỉnh

đơn vị hành chính trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ. Việc tổ chức bộ máy nhà nước theo các đơn vị hành chính lãnh thổ trên địa bàn Đồng Nai được hình thành theo cấp NSNN tương ứng với từng cấp hành chính. Đến nay, trên tồn địa bàn có 11 đơn vị hành chính, bao gồm: thành phố Biên Hịa, thị xã Long Khánh và 09 huyện (Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Định Quán, Vĩnh Cửu, Tân Phú). Về đơn vị hành chính cấp xã được chia thành 171 xã, phường, thị trấn, bao gồm: 29 phường, 06 thị trấn và 136 xã.

Bảng 2.3: Các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2014 Số TT Đơn vị Số đơn vị cấp xã Trong đó Phường Thị trấn 1 Thành phố Biên Hòa 30 7 23 2 Thị xã Long Khánh 15 9 6 3 Huyện Cẩm Mỹ 13 13 4 Huyện Long Thành 15 14 1 5 Huyện Nhơn Trạch 12 12 6 Huyện Thống Nhất 10 10 7 Huyện Trảng Bom 17 16 1 8 Huyện Tân Phú 18 17 1 9 Huyện Định Quán 14 13 1 10 Huyện Vĩnh Cửu 12 11 1 11 Huyện Xuân Lộc 15 14 1 Tổng cộng 171 136 29 6

(Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai năm 2014)

Với đặc điểm là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, dân số tăng nhanh do cơ học, thu hút được nguồn nhân lực khá dồi dào, phần lớn là lực lượng lao động trẻ với trình độ khá cao tập trung nhiều tại các khu đô thị. Tại những xã của vùng núi, vùng sâu xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với điều kiện sản xuất, kinh doanh và phương tiện đi lại khó khăn, như: xã Thanh sơn (huyện Định quán), xã Tà Lài, Đắc Lua, Nam cát Tiên (huyện Tân Phú), xã Lý lịch, Phú lý (huyện Vĩnh Cửu),.. nên việc thu hút cán bộ, cơng chức có trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ cịn khó khăn. Từ đó, dẫn đến trình độ quản lý hành chính, kinh tế, xã hội của các cấp chính quyền trên địa bàn có khác nhau. Do đó, việc phân cấp quản lý ngân sách gắn với điều kiện phân chia đơn vị hành chính để có thể giao một số quyền lực huy động nguồn thu trên địa bàn, hoặc cho phép được quyền quyết định vấn đề thu, chi hay thực hiện việc chuyển giao kinh phí đảm bảo theo nhu cầu thực tế phát sinh. Tuy nhiên, do trình độ quản lý hành chính, kinh tế, xã hội của mỗi cấp chính quyền có khác nhau nên ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành NSNN được phân cấp.

Tóm lại: Với điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội, trình độ quản lý hành

chính, kinh tế, xã hội của các cấp chính quyền nêu trên đã có tác động tích cực đến công tác phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn. Tuy nhiên, với những khó khăn tồn tại đã nêu cũng là những thách thức cho Đồng Nai trong việc hồn thiện cơng tác phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn để phát triển KT-XH trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ GVHD: TS NGUYỄN văn SÁNG (Trang 40 - 45)