Phân cấp quản lý NSNN cụ thể ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ GVHD: TS NGUYỄN văn SÁNG (Trang 36 - 37)

- Phân cấp quản lý NSNN tại Pháp:

Luật thuế ĐP của Pháp mở ra một giai đoạn quyết định quyền tự chủ của các ĐP về thuế. Theo đó, Hội đồng tỉnh, Hội đồng xã và Hội đồng hợp tác liên xã có chế độ thuế riêng, hàng năm được biểu quyết mức thuế suất của các loại thuế đất, thuế cư trú và thuế nghề nghiệp. Để giới hạn quyền của các ĐP, luật quy định mức thuế suất trần để tham chiếu và khống chế chặt chẽ việc thay đổi thuế suất. Các nguồn thu của ĐP bao gồm:

+ Thuế ĐP: Dựa trên các cơ sở tính thuế liên quan đến đất đai và các trang thiết bị hữu hình của DN. Thuế ĐP chủ yếu là thuế trực thu với bốn loại thuế chính (thuế nghề nghiệp, thuế nhà ở, thuế thổ trạch và thuế đất) chiếm 75% tổng thu thuế của ĐP. Mỗi ĐP được quyền xác định thuế suất của các loại thuế ĐP nhưng phải tuân thủ một số quy định chung nhằm hạn chế việc tăng thuế. Nếu chính quyền thi hành một số chính sách thuế quá hà khắc sẽ bị nhân dân truất phế thông qua bầu cử.

+ Trợ cấp của TW: Các khoản trợ cấp của TW là nguồn tài chính chủ yếu của ĐP. Tổng cộng các khoản hỗ trợ tài chính của nhà nước hàng năm cho ĐP lên đến khoảng 55 tỷ euro và được thực hiện qua nhiều kênh: Hỗ trợ trang thiết bị và đầu tư, đây là khoản trợ cấp mang tính truyền thống của Nhà nước; trợ cấp một phần nhằm thực hiện nguyên tắc bù đắp tài chính cho việc chuyển giao một số chức năng của TW cho ĐP; trợ cấp tổng thể về hoạt động là khoản được ấn định từng năm theo luật định, theo một tỷ lệ trích tính trước từ khoản dự định thu thuế GTGT.

+ Các khoản thu từ kinh doanh và từ các tài sản công: Các khoản thu từ kinh doanh gồm các lệ phí, phí hoặc thuế phải trả cho các dịch vụ công. Trong số các dịch vụ này, một số có thể thu dưới dạng nhượng quyền, số công hoặc cho thầu.

Luật pháp bắt buộc các ĐP phải thực hiện cân đối ngân sách, để thực hiện cân đối, các ĐP có thể tự do đi vay. Tổng số vay nợ hàng năm phải thấp hơn tổng sổ chi cho trang thiết bị và vay nợ phải được dùng để đầu tư. Luật còn quy định: ĐP được tự

do vay các khoản dưới 500 triệu euro; Nếu vay từ 500 triệu - 1 tỷ euro phải được Ban thư ký của ủy ban ngân hàng phê chuẩn; lớn hơn 1 tỷ euro phải thông qua 1 số cơ sở chun mơn về tín dựng.

- Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại Philippin:

Là nước thực hiện chính sách phân cấp rõ ràng trong một thời gian lâu nhất tại khu vực Đơng Á. Tài chính Philippin tuân theo Luật chính quyền ĐP năm 1991, chính quyền ĐP có quyền đặt mức thuế và thu thuế. Có hai loại thu:

+ Khoản thuế của chính quyền ĐP do ĐP tự phát huy sáng kiến khai thác các nguồn lực của ĐP.

+ Khoản thu do Chính phủ điều tiết từ NSTW (thường chiếm khoảng 40% quỹ tài chính do TW quản lý)

Nguyên tắc phân bổ NSTW cho ĐP: 50% tính theo dân số; 25% tính theo diện tích đất của ĐP; 25% chia đều bình quân cho tất cả các đơn vị hành chính.

Theo Luật chính quyền ĐP, cấp tỉnh có quyền quyết định thuế suất và thu các loại thuế sau: Thuế tài sản cố định; thuế chuyển nhượng tài sản cố định; thuế kinh doanh, in ấn, phát hành; thuế đối với các ngành nghề kinh doanh độc quyền; thuế khai thác tài nguyên ĐP; thuế các ngành nghề: bác sĩ, luật sư; thuế vui chơi, giải trí; thuế chuyên chở hàng hóa. Trách nhiệm đánh thuế ĐP thuộc về các tỉnh, khu tự trị và thành phố. Các thành phố có quyền tự quyết cao nhẩt, được định đoạt toàn bộ các khoản thuế ĐP, các tỉnh và khu tự trị chỉ được định đoạt một phần các khoản thuế. Luật cịn quy định chính quyền ĐP chỉ có thể điều chinh thuế một lần trong 5 năm và không được điều chỉnh quá 10%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ GVHD: TS NGUYỄN văn SÁNG (Trang 36 - 37)