- Kết quả đạt được của phân cấp quản lý ngân sách
Một là, phát huy cao độ tính tự chủ của ĐP trong quản lý, tích cực thực hiện
các biện pháp khai thác, huy động nguồn thu, chủ động cân đối thực hiện nhiệm vụ chi NSĐP. Góp phần lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý tài chính; chấm dứt tình trạng các cấp huyện, xã quy định nhiều khoản thu trái với pháp luật.
Hai là, có tác dụng khuyến khích các tỉnh đẩy mạnh phát triển KT- XH ĐP và
có ảnh hưởng tích cực tới q trình xóa đói giảm nghèo.
Ba là, là cơ sở để từng bước tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của
chính quyền các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến NSNN.
- Những bất cập hạn chế trong phân cấp quản lý ngân sách
Một là, hạn chế tính độc lập của ngân sách cấp dưới,tạo sự phức tạp trong quản lý ngân sách và sự thiếu phân định trách nhiệm rõ ràng: Cơ cấu ngân sách mang tính thứ bậc cao và tính lồng ghép của ngân sách cấp dưới vào ngân sách cấp trên, tạo điều kiện quản lý tập trung của cấp trên nhưng hạn chế tính độc lập của ngân sách cấp dưới. Quan trọng hơn là tạo sự phức tạp trong quản lý ngân sách và sự thiếu
phân định trách nhiệm rõ ràng, vì ngân sách cấp dưới vừa phải phụ thuộc vào ngân sách cấp trên vừa không chịu trách nhiệm đến cùng với các hoạt động của mình trong hệ thống ngân sách lồng ghép. Trong khi đó, ngân sách cấp trên cũng không thể quản lý được chặt chẽ ngân sách cấp dưới và cũng khơng phải chịu trách nhiệm hồn tồn về các sai lầm của cấp dưới.
Hai là, quyền quyết định và quyền tổ chức thực thi trong phân cấp quản lý NSNN chưa tương xứng: Xét về bản chất, phân cấp quản lý NSNN bao gồm sự phân
chia 2 loại quyền, đó là quyền quyết định và tổ chức thực thi. Thực tế ở Việt Nam mới thực hiện phân cấp về quyền tổ chức thực thi ngân sách, còn quyền quyết định ngân sách vẫn thuộc về TW. ĐP chỉ được quyền quyết định đối với một số loại phí, lệ phí nhỏ mà TW quy định khung hoặc mang tính đặc thù của ĐP, khơng khuyến khích các ĐP khai thác lợi thế và chủ động nuôi dưỡng, phát triển các nguồn thu tiềm năng của ĐP.
Ba là, nguồn thu được giữ lại chưa tương xứng với nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền ĐP: Tỷ trọng chi của NSĐP trong tổng chi NSNN tăng lên đáng kể,
nhưng nguồn thu được giữ lại chưa tương xứng với nhiệm vụ chi vì nhiệm vụ chi của ĐP ngày càng nhiều nhưng nguồn thu được giữ lại được tăng lên chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ bổ sung từ TW; phân cấp chi ngân sách chưa gắn liền với việc cung cấp các dịch vụ công cộng ở ĐP mà chủ yếu phân bổ dựa trên những định mức cũ khơng cịn phù hợp; theo Luật NSNN không dùng ngân sách của cấp này để chi nhiệm vụ của cấp khác (trừ trường hợp qui định của Chính phủ) nhưng trên thực tế, hầu hết các ĐP còn phải hỗ trợ thêm kinh phí cho các cơ quan TW ở ĐP (cơ quan tư pháp, công an, quân đội…) để thực hiện nhiệm vụ chung trên địa bàn. Từ đó, gây áp lực cho NSĐP, nhất là trong việc kiểm tra, kiểm sốt và kiểm tốn cơng tác quản lý sử dụng NSĐP.
Bốn là, cịn tình trạng phụ thuộc của các cấp chính quyền cấp dưới vào cấp trên: Việc giao nhiều quyền cho cấp tỉnh để tăng quyền quyết định và sự chủ động
cho cấp tỉnh tuỳ thuộc vào điều kiện đặc thù của từng ĐP nhưng vơ hình chung lại tạo ra tình trạng phụ thuộc của các cấp chính quyền cấp dưới vào cấp trên. Sự khơng phân định rõ ràng bằng luật pháp về nguồn thu và nhiệm vụ chi của mỗi cấp sẽ hạn chế
quyền chủ động trong lập kế hoạch ngân sách dài hạn và khuyến khích cấp huyện, cấp xã quan tâm nuôi dưỡng và phát triển các nguồn thu của riêng mình.
Năm là, việc lập dự tốn và quyết tốn ngân sách ở các cấp dưới cịn mang tính hình thức: Quy trình ngân sách với tính lồng ghép lớn nhưng thời gian thực hiện
tương đối ngắn làm cho việc lập dự toán, quyết toán ngân sách ở cấp dưới mang tính hình thức, vì trên thực tế, cấp tỉnh không thể chờ từng xã, huyện tổng hợp lên mà thường chủ động lập dự toán ngân sách của ĐP trên cơ sở số kiểm tra được giao; lên quyết toán ngân sách trên số liệu phân bổ ngân sách cụ thể của tỉnh và một số điều chỉnh trên thực tế trong quá trình thực hiện. Nhưng nội dung này, còn thiếu chế tài đảm bảo thực hiện đúng dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm làm giảm hiệu lực, thậm chí làm vơ hiệu hóa các quyết định phân cấp ngân sách.
Sáu là, việc chấp hành kỷ luật ngân sách của các ĐP còn nhiều yếu kém trong việc huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: Theo Luật NSNN, các ĐP huy động vốn đầu
tư cơ sở hạ tầng được đồng nhất với mức dư nợ cho các ĐP là không vượt quá 30% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh là chưa hoàn tồn hợp lý vì qua kết quả kiểm tốn cho thấy, việc chấp hành kỷ luật ngân sách của các ĐP còn nhiều yếu kém và là một trong những nguyên nhân, dẫn đến, không cân đối được nhiệm vụ chi ngân sách và yêu cầu phát triển KT-XH của ĐP.
Tóm lại: Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực ngân sách trong
bối cảnh Việt Nam đang đồng thời thực hiện đổi mới mơ hình tổ chức chính quyền ĐP theo quy định của Hiến pháp 2013 và đổi mới phân cấp ngân sách trong việc thực hiện Luật NSNN (2015), thì phân cấp quản lý ngân sách cần hướng tới những yêu cầu sau: thiết kế lại hệ thống NSNN; trao cho ĐP quyền tự chủ cao hơn trong quyết định và quản lý nguồn thu; điều chỉnh các khoản thu được phân chia cho các cấp ngân sách; mở rộng quyền tự chủ của ĐP trong quyết định chi tiêu; đổi mới quy trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết tốn ngân sách; tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở cấp ĐP, thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa.
1.4. Kinh nghiệm về phân cấp quản lý NSNN của một số quốc gia trên thế giới