Đối với chính quyền Địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ GVHD: TS NGUYỄN văn SÁNG (Trang 92 - 172)

3.4. Kiến nghị

3.4.2. Đối với chính quyền Địa phương

Cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác quản lý và phân cấp quản lý NSNN nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong hệ thống chính trị trong việc thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tài chính ngân sách trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế xã hội và ổn định an ninh quốc phịng tỉnh Đồng Nai.

Ngồi các chính sách do TW ban hành, tỉnh cần ban hành một số cơ chế, chính sách của ĐP trong thời gian tới như sau:

+ Ban hành nghị quyết về định mức phân bổ chi NSĐP và tỷ lệ % phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật NSNN năm 2015 và quy định hiện hành của một số luật liên quan.

+ Phát hành trái phiếu ĐP để huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ nhân dân và các tổ chức; xây dựng cơ chế đổi đất lấy hạ tầng nhằm thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn.

+ Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách thu hút nhà đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách cho địa phương, như: chế độ hỗ trợ để hoàn chỉnh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch; chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh; cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch; xây dựng cơ chế đổi đất lấy hạ tầng…

- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy làm cơng tác quản lý tài chính trên địa bàn để nâng cao hiệu quả của việc phân cấp quản lý NSNN gắn với phân cấp về kinh tế, xã hội nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc điều hành ngân sách.

- Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính, nhanh, đơn giản, đồng thời, thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính theo quy định nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc đăng ký kinh doanh; giao đất, cho thuê đất; nộp thuế và hoàn thuế; kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát để khai thác và huy động các nguồn thu kịp thời, đầy đủ và đúng quy định vào NSNN. Đồng thời, đảm bảo các nhiệm vụ chi thực hiện đúng nội dung của chính sách, chế độ và định mức quy định của cơ quan thẩm quyền.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Giai đoạn từ nay đến năm 2025, hoàn thiện việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh sẽ chịu ảnh hưởng của những tác động đến tình hình chung của kinh tế, chính trị, xã hội thế giới, của nước ta cũng như những ảnh hưởng khác của tỉnh. Đó là xu thế chung trên thế giới hiện nay: Hịa bình, hợp tác phát triển; cùng những hệ thống thể chế, cơ chế chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung và cơ chế thực hiện hồn thiện việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước nói riêng. Nội dung của luận văn chương 3 đã thực hiện được các điểm sau:

Thứ nhất, đã làm rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Đồng Nai đến năm 2025 và quan điểm, mục tiêu hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của Đảng và nhà nước tỉnh Đồng Nai đến năm 2025.

Thứ hai, đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân cấp ngân sách và các giải pháp cụ thể, trong đó:

+ Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN ở địa phương phải được thực hiện đồng bộ, phù hợp và gắn với phân cấp quản lý hành chính, kinh tế - xã hội.

+ Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp cần được ổn định lâu dài, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của từng cấp chính quyền địa phương.

Thứ ba, đề xuất và kiến nghị với Bộ, Ngành trung ương để việc hồn thiện cơng tác phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn được quan tâm thực hiện có hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu thực hiện đề tài “Hồn thiện cơng tác phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025” đã đạt được một số kết quả sau:

Luận văn đã khái quát được một số lý luận chung liên quan đến công tác phân cấp ngân sách nhà nước, đã hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò và những nguyên tắc cơ bản của NSNN, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, làm rõ cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách.

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân cấp ngân sách nhà nước của tỉnh Đồng Nai như: Điều kiện tự nhiên và điều kiện về kinh tế xã hội và trình độ về trình độ quản lý hành chính - kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền cùng những chính sách về phân cấp quản lý NSNN ở mỗi thời kỳ.

Phân tích thực trạng cơng tác phân cấp ngân sách nhà nước trên địa bàn từ năm 2004 đến nay về các mặt như sự chỉ đạo của Đảng; quyết định và giám sát của HĐND; thực hiện và quản lý của nhà nước, tổ chức bộ máy; thực hiện thanh, kiểm tra. Luận văn đã đánh giá kết quả đạt được, qua đó cho thấy, phân cấp ngân sách nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng trong điều hành và quản lý ngân sách, là giải pháp vừa động viên được các nguồn thu tiềm tàng, vừa tạo cơ chế để các nguồn tài chính được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Việc phân cấp thực hiện đúng theo các quy định của Luật NSNN, cơ bản phù hợp với phân cấp kinh tế - xã hội ở địa phương. Từ đó, phân cấp quản lý ngân sách đã tạo quyền tự chủ cho các cấp chính quyền địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Mặc khác, luận văn cũng chỉ ra các mặt hạn chế và nguyên nhân tồn tại của nó, Đồng thời, rút ra những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới, đó là: Việc ban hành một số chế độ, chính sách chưa phù hợp với điều kiện và đặc thù của Đồng Nai; trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ, công chức của ngành tài chính chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao; thiếu sự lãnh đạo chưa tập trung của Đảng và tính chủ động của HĐND tỉnh; một số điểm chưa hợp lý trong quá trình điều hành, quản lý ngân sách với quy định của Luật NSNN năm 2002 và những văn bản

hướng dẫn; một số bấp cập trong phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ phân cấp ngân sách và quản lý chu trình ngân sách.

Luận văn đã đưa ra một số nhóm giải pháp và đề xuất một số kiến đối với trung ương và địa phương với mong muốn góp phần hồn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trở thành công cụ quan trọng trong quản lý và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, đó là:

- Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh; năng lực quản lý nhà nước;

- Giải pháp hồn thiện tổ chức bộ máy làm cơng tác quản lý tài chính trên địa bàn;

- Giải pháp tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát;

- Giải pháp khai thác và huy động nguồn thu vào NSĐP đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn;

- Giải pháp điều chỉnh phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách để phù hợp với phân cấp quản lý KT- XH;

- Giải pháp thực hiện cải cách thủ tục hành chính.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2003), “Luật ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn thực

hiện”, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2004), “Báo cáo đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về tài

chính”, Hà Nội.

3. Bùi Đường Nghiêu (2006), tác phẩm “Điều hòa ngân sách giữa Trung Ương và địa phương”, NXB Chính trị quốc gia.

4. Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai (2010, 2011, 2012, 2013, 2014) , “Niên giám

thống kê tỉnh Đồng Nai”.

5. Cục Thuế tỉnh Đồng Nai (2015) “25 năm hình thành, đổi mới và phát triển” 6. Chính phủ (2004) “Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa chính phủ và

chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP.

7. Đào Xuân Liên, 2007, “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước cho các cấp chính quyền địa phương”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội

8. HĐND tỉnh Đồng Nai (2003), “Định mức phân bổ chi NSĐP và tỉ lệ phần

trăm phân chia nguồn thu các cấp NS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2004- 2006” Nghị quyết của HĐND tỉnh Đồng Nai.

9. HĐND tỉnh Đồng Nai (2007), “Định mức phân bổ chi NSĐP và tỉ lệ phần

trăm phân chia nguồn thu các cấp NS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2007, giai đoạn 2007- 2010” Nghị quyết của HĐND tỉnh Đồng Nai.

10. HĐND tỉnh Đồng Nai (2011), “Định mức phân bổ chi NSĐP và tỉ lệ phần

trăm phân chia nguồn thu các cấp NS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2011, giai đoạn 2011- 2015” Nghị quyết số 191 của HĐND tỉnh Đồng Nai.

11. HĐND tỉnh Đồng Nai (2012), “Điều chỉnh Nghị quyết số

191/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của HĐND tỉnh đối với tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách thành phố Biên Hòa và tỷ lệ phân chia nguồn thu từ tiền sử dụng đất cho cấp

huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2013 giai đoạn năm 2013-2015”,

Nghị quyết số 48 của HĐND tỉnh Đồng Nai.

12. HĐND tỉnh Đồng Nai (2014), “Bổ sung Nghị quyết số 191/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của HĐND tỉnh đối với tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an tồn giao thơng đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2014, giai đoạn 2014-2015”

Nghị quyết số 113 của HĐND tỉnh Đồng Nai.

13. Lê Chi Mai (2006), Tác phẩm “Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa

phương - Thực trạng và giải pháp”, NXB Chính trị quốc gia.

14. Lê Toàn Thắng (2011), “Phân cấp quản lý ngân sách của một số quốc gia

và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, Số 131, tháng 11/2011, trang 50-51.

15. Lê Toàn Thắng (2013), “Sáu hạn chế của Luật Ngân sách nhà nước và

hướng khắc phục”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Số 8, tháng 04/2013, trang 13-15.

16. Lê Văn Hoạt (2014) có bài viết về “Phân cấp ngân sách nhà nước dưới góc nhìn từ quản lý ngân sách địa phương”, Hội thảo về “Định hướng sửa đổi Luật NSNN – Kinh nghiệm quốc tế”

17. Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH 13.

18. Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH 13.

19. Nguyễn Hữu Tài (2009), Sách “Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ”,

NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

20. Nguyễn Thị Hải Hà (2013), “Nhận diện một số bất cập trong phân cấp quản lý NSNN”, Tạp chí tài chính tháng 5/2013, tr.14-15

21. Phạm thị Thanh Vân (2008), “Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế phân cấp

quản lý ngân sách ở Việt Nam”, Thị trường tài chính tiền tệ, số 8/2008.

22. Trần Vũ Hải (2013), Tác phẩm “Thực tiễn áp dụng pháp luật về phân cấp

quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam và phương hướng hồn thiện”, Tạp

chí Luật học, số tháng 3/2013.

23. UBND tỉnh Đồng Nai (các năm 2011, 2012, 2013, 2014), “Báo cáo quyết

toán NSNN tỉnh Đồng Nai”.

24. UBND tỉnh Đồng Nai (các năm 2011, 2012, 2013, 2014, ước 2015), “Báo

cáo tình hình kinh tế - Xã hội, Quốc phòng – An ninh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.

25. Võ Kim Sơn (2004), Tác phẩm “Phân cấp quản lý nhà nước - Lí luận và

thực tiễn”, NXB Chính trị quốc gia.

26. Vũ Sỹ Cường (2012), với đề tài “Phân cấp quản lý ngân sách ở Việt Nam

và định hướng đổi mới”. Diễn đàn kinh tế mùa thu của Uỷ ban kinh tế Quốc

Hội.

27. Và một số cổng thông tin, các bài viết, bài báo khác:

- Viện nghiên cứu lập pháp - Công thông tin điện tử:

http://vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/NhaNuocVaPhapLuat/ - Tạp chí Luật học

http://www.hlu.edu.vn/tintuc/c-234/Tap-chi-Luat-hoc.html - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật – Bộ Tư pháp

http://moj.gov.vn/tcdcpl/Pages/home.aspx - Tạp chí Tài chính

http://tapchitaichinh.vn/

- Tạp chí Dân chủ và Pháp luật – Bộ Tư pháp http://moj.gov.vn/tcdcpl/Pages/home.aspx

PHỤ LỤC Phụ lục 1

Phụ lục 1.1: Nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSĐP Nguồn thu của NSĐP:

- Các khoản thu NSĐP hưởng 100%: + Thu từ thuế: Thuế nhà đất, thuế tài nguyên (không kể thuế tài nguyên hoạt động dầu khí); thuế mơn bài; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế sử dụng đất nơng nghiệp; + Thu từ phí và lệ phí: Lệ phí trước bạ; phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan đơn vị thuộc ĐP tổ chức thu, khơng kể phí xăng dầu;

+ Các khoản thu ngoài thuế: Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thu thuê mặt nước thu từ hoạt động dầu khí; Tiền đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất; tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc SHNN; Thu nhập từ vốn góp của NSĐP; Tiền thu hồi vốn của NSĐP tại các cơ sở kinh tế, thu từ quỹ dự trữ của cấp tỉnh; Viện trợ khơng hồn lại của các tổ chức cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ĐP theo quy định của pháp luật; thu từ quỹ đất cơng ích và hoa lợi công sản khác; phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản thu sự nghiệp của các đơn vị do ĐPquản lý;

Nhiệm vụ chi của NSĐP:

- Chi đầu tư phát triển:

+ Đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý;

+ Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;

- Chi thường xuyên:

+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hố thơng tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý;

+ Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phương);

+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương;

+ Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã

+ Các khoản thu khác: Huy động từ các tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật; đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước; thu từ huy động đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng; thu kết dư NSĐP; các khoản thu phạt, tịch thu và thu khác ngân sách; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ GVHD: TS NGUYỄN văn SÁNG (Trang 92 - 172)