Kinh nghiệm phân cấp quản lý NSNN ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ GVHD: TS NGUYỄN văn SÁNG (Trang 37 - 40)

Trong hệ thống NSNN của phần lớn các nước trên thế giới như Đức, Mỹ, Canada, Trung Quốc, Thái Lan…, các cấp ngân sách không lồng ghép với nhau, ngân sách từng cấp do Quốc hội và HĐND cấp đó quyết định. Với mơ hình khơng lồng ghép như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp ngân sách được quy định rõ ràng hơn, đơn giản hóa được các thủ tục trong công tác lập, chấp hành và quyết tốn NSNN, mỗi cấp ngân sách có thời gian và điều kiện để xem xét chi tiết, kĩ lưỡng ngân

sách cấp mình, tăng tính cơng khai, minh bạch của NSNN.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay thì Việt Nam chưa thể thực hiện ngay mơ hình khơng lồng ghép các cấp ngân sách do việc phân cấp KT-XH giữa các cấp chính quyền ở ĐP vẫn chưa thống nhất, sẽ rất phức tạp khi thiết kế nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở ĐP. Hơn nữa, khơng thể bỏ hẳn cơ chế này vì trái với Hiến pháp (quy định Quốc hội quyết định NSNN)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm phân cấp quản lý ngân sách của một số quốc gia, như: Philippines, Cộng hịa Pháp và của Thụy Điển, có thể rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Một là, Thuỵ Điển và Cộng hòa Pháp là những quốc gia phát triển KT ở trình

độ cao nên hệ thống pháp luật đồng bộ và hồn chỉnh. Việc áp dụng khn khổ kinh tế vĩ mô trung hạn cho nền KT và cho công việc quản lý ngân sách, việc áp dụng trần chi tiêu ngân sách và dự báo thu chi ngân sách từ một đến ba năm ngân sách tiếp theo là những kinh nghiệm tốt cho Việt Nam.

Hai là, về quyền lực, Quốc hội có tồn quyền quyết định ngân sách và có thể

thay đổi thu, chi, mức thâm hụt hay thặng dư ngân sách do Chính phủ trình.

Ba là, các nước đều đang tiến hành cải cách hành chính và cải cách ngân sách.

Hệ thống chính quyền gồm 3 cấp: cấp TW (Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan TW); cấp khu vực; cấp đơ thị.

Bốn là, NSTW có sự bổ sung cho NSĐP trong hệ thống NSNN. Năm là, tính tự quản của chính quyền ĐP được đề cao.

Tóm lại: Phân cấp ngân sách là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế

thị trường và dân chủ hóa đời sống KT-XH. Kinh nghiệm phân cấp ngân sách trên thế giới cho thấy những nguyên tắc phân cấp ngân sách đã được thừa nhận rộng rãi. Tuy nhiên, việc phân cấp ngân sách của các quốc gia lại rất đa dạng, không thể áp dụng rập khn một mơ hình nào cho nước khác. Do đó, mỗi nước phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của nước mình để tiến hành phân cấp ngân sách trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc đã nêu trên.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu chương 1, luận văn rút ra một số vấn đề chủ yếu sau đây:

Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN là một nội dung quan trọng trong phân cấp quản lý ngân sách của các cấp chính quyền địa phương nhằm quản lý ngân sách có hiệu lực và hiệu quả hơn, phát huy vai trò và chức năng của ngân sách nhà nước với tư cách là phương tiện vật chất duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước và công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội.

Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN là yêu cầu khách quan, bởi mỗi quốc gia đều có những vùng lãnh thổ khác nhau, mỗi địa phương đều có từng vùng miền khác khau. Việc phân chia dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ, vùng miền, hình thành các cấp hành chính là đặc trưng của Nhà nước. Do đó, để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, cần thiết phải phân cấp quản lý NSNN, đó là giải pháp quan trọng vừa động viên được các nguồn thu tiềm tàng, vừa tạo cơ chế để các nguồn tài chính được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, vừa tạo quyền tự chủ cho các cấp chính quyền địa phương.

Căn cứ phân cấp quản lý ngân sách ở địa phương phải dựa vào mơ hình tổ chức bộ máy hành chính, phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và năng lực trình độ quản lý của mỗi cấp cấp chính quyền.

Các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải bảo đảm sự tương ứng giữa hệ thống ngân sách với hệ thống hành chính; vai trị chủ đạo của ngân sách cấp trên, phát huy tính năng động sáng tạo của ngân sách cấp dưới; tính thống nhất của nền tài chính quốc gia; tính cơng bằng, hiệu lực, hiệu quả, khách quan trong toàn hệ thống.

Từ nhận thức trên giúp cho việc đánh giá thực trạng phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai một cách khách quan để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm đổi mới và hoàn thiện việc phân cấp ngân sách hiện hành trên địa bàn tỉnh.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ GVHD: TS NGUYỄN văn SÁNG (Trang 37 - 40)