Kết quả thực hiện phân cấp quản lý thu – chi NSNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ GVHD: TS NGUYỄN văn SÁNG (Trang 56 - 72)

2.2. Thực trạng phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ khi có

2.2.2.2 Kết quả thực hiện phân cấp quản lý thu – chi NSNN

- Giai đoạn 2004 – 2006:

+ Kết quả thu ngân sách nhà nước:

Bảng 2.4. Tổng hợp thu NSNN tỉnh Đồng Nai

Đơn vị tính: triệu đồng

Thời gian Tổng thu NSNN trên địa bàn

Trong đó

Thu nội địa Thu xuất nhập khẩu

Năm 2004 6.314.383 3.848.521 2.465.243 Năm 2005 7.666.839 4.716.449 2.700.209 Năm 2006 8.869.971 5.798.990 3.069.981 Tỷ lệ 2005/2004 121% 123% 110% Tỷ lệ 2006/2005 116% 123% 114% Tỷ lệ 2006/2004 140% 151% 125%

(Nguồn: Sở Tài chính Đồng Nai)

Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSNN giai đoạn 2004 - 2006 cho thấy, thu NSNN trên địa bàn hàng năm có tốc độ tăng khá, năm 2005 tăng 21%, năm 2006 tăng 16% so với cùng kỳ, trong đó, thu nội địa: năm 2005 và năm 2006 đều tăng 23% so với cùng kỳ. Thu từ thuế xuất nhập khẩu: năm 2005 tăng 10%, năm 2006 tăng 14% so với cùng kỳ. Tốc độ thu nội địa tăng nhanh hơn tốc độ thu thuế xuất nhập khẩu, điều này đồng nghĩa với nguồn thu NSĐP được hưởng hàng năm cũng được tăng lên, tạo điều kiện cho ĐP có thêm nguồn kinh phí để bố trí các nhiệm vụ chi phát triển KT - XH.

Bảng 2.5. Tỷ trọng thu NSĐP các cấp trong tổng thu NSĐP

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Thu NSĐP (1) + (2) + (3) 2.355.927 2.848.577 3.528.566

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

(1) Thu ngân sách cấp tỉnh 1.816.640 2.148.715 2.602.818

Tỷ trọng so tổng thu NSĐP 77% 75% 74%

(2) Thu ngân sách cấp huyện 498.464 636.843 853.297

Tỷ trọng so tổng thu NSĐP 21% 22% 24%

(3) Thu ngân sách cấp xã 40.823 63.019 72.451

Tỷ trọng so tổng thu NSĐP 2% 2% 2%

(Nguồn: Sở Tài chính Đồng Nai)

Trong giai đoạn 2004 - 2006, nguồn thu ngân sách cấp tỉnh hưởng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu NSĐP (74 - 77%); nguồn thu ngân sách cấp huyện, cấp xã được hưởng ở mức thấp hơn (cấp huyện 21-24%; cấp xã chỉ có 2%) so tổng thu NSĐP được hưởng. Qua đó, cho thấy việc phân cấp cho cấp xã cịn khá thấp, ngân sách tỉnh phải cân đối bổ sung ngân sách để cấp xã đảm bảo nhiệm vụ chi.

+ Kết quả chi ngân sách địa phương:

Bảng 2.6. Tổng hợp chi ngân sách địa phương

Đơn vị tính: triệu đồng

Thời gian Tổng chi NSĐP

Trong đó:

Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên

Năm 2004 2.328.300 709.522 1.615.678 Năm 2005 2.788.916 1.097.653 1.667.088 Năm 2006 3.613.187 1.447.256 2.141.756 Tỷ lệ 2005/2004 120% 155% 103% Tỷ lệ 2006/2005 130% 132% 128% Tỷ lệ 2006/2004 155% 204% 133%

(Nguồn: Sở Tài chính Đồng Nai)

Qua các số liệu trên cho thấy: Chi NSĐP hàng năm đều tăng so với cùng kỳ năm trước, năm 2005 chi NSĐP tăng 20%, trong đó chi đầu tư phát triển tăng 55%, chi thường xuyên tăng 3%; Năm 2006 chi NSĐP tăng 30%, trong đó chi đầu tư phát triển

tăng 32%, chi thường xuyên tăng 28%. Việc điều hành ngân sách trong giai đoạn này mang tính tích cực vì tốc độ chi đầu tư phát triển tăng nhanh hơn tốc độ chi thường xuyên, Tuy nhiên, khi xét đến tỷ trọng, quy mô từng cấp ngân sách thì nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp tỉnh vẫn là chủ yếu, hàng năm chiếm trung bình 55% so với tổng chi NSĐP, chi ngân sách cấp huyện hàng năm chiếm trung bình 37%, chi ngân sách cấp xã hàng năm chiếm trung bình 8%, cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Tỷ trọng chi NSĐP các cấp trong tổng chi NSĐP

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng chi NSĐP 2.328.300 2.788.916 3.613.187

(1) Chi ngân sách cấp tỉnh 1.325.999 1.496.084 1.999.770

Tỷ trọng so tổng chi NSĐP 57% 54% 55%

(2) Chi ngân sách cấp huyện 825.739 1.062.955 1.371.560

Tỷ trọng so tổng chi NSĐP 35% 38% 38%

(3) Chi ngân sách cấp xã 176.562 229.877 241.857

Tỷ trọng so tổng chi NSĐP 8% 8% 7%

(Nguồn: Sở Tài chính Đồng Nai)

+ Giai đoạn 2007 – 2010:

- Kết quả thu ngân sách nhà nước:

Bảng 2.8. Tổng hợp thu ngân sách nhà nước

Đơn vị tính: triệu đồng

Thời gian Tổng thu NSNN trên địa bàn

Trong đó:

Thu nội địa Thu xuất nhập khẩu

Năm 2007 10.145.317 6.659.213 3.486.104 Năm 2008 12.480.457 7.708.647 4.771.810 Năm 2009 14.624.249 8.849.891 5.774.358 Năm 2010 20.381.846 11.879.845 8.502.001 Tỷ lệ 2008/2007 123% 116% 137%

Thời gian Tổng thu NSNN trên địa bàn

Trong đó:

Thu nội địa Thu xuất nhập khẩu

Tỷ lệ 2009/2008 117% 115% 121% Tỷ lệ 2010/2009 139% 134% 147%

(Nguồn: Sở Tài chính Đồng Nai)

Qua số liệu trên cho thấy: Thu NSNN trên địa bàn thời kỳ 2007 - 2010 tăng trưởng mang tính bền vững, thể hiện: Số thu năm sau đều tăng so với cùng kỳ năm trước (Thu NSNN trên địa bàn, năm 2008 tăng 23% đến năm 2010 tăng 39%; thu nội địa, năm 2008 tăng 16%, đến năm 2010 tăng 34%; thu xuất nhập khẩu năm 2008 tăng 37%, năm 2010 tăng 47%). Bên cạnh đó, thu nội địa là nguồn thu quan trọng, chủ lực trong việc điều tiết cho NSĐP, chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng thu NSNN, đáp ứng được yêu cầu phát triển kT - XH đề ra trong giai đoạn 2007- 2010.

Bảng 2.9. Tỷ trọng thu NSĐP các cấp trong tổng thu NSĐP

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Thu NSĐP (1) + (2) + (3) 3.924.554 4.227.741 5.039.003 6.429.634

(1) Thu ngân sách cấp tỉnh 2.574.631 2.762.294 3.613.722 4.641.829

Tỷ trọng so tổng thu NSĐP 66% 65% 72% 72%

(2) Thu ngân sách cấp huyện 1.183.102 1.238.966 1.274.980 1.613.018

Tỷ trọng so tổng thu NSĐP 30% 29% 25% 25%

(3) Thu ngân sách cấp xã 166.821 226.481 150.301 174.787

Tỷ trọng so tổng thu NSĐP 4% 5% 3% 3%

(Nguồn: Sở Tài chính Đồng Nai)

Giai đoạn 2007 - 2010, thu ngân sách cấp tỉnh hàng năm vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSĐP. Tỷ trọng thu ngân sách cấp tỉnh năm 2007 là 66%, năm 2008 là 65% và đến năm 2009, 2010 là 72%. Tỷ trọng thu ngân sách cấp huyện có xu hướng giảm, năm 2007 chiếm 30%, năm 2008 giảm xuống 29% và đến năm 2009, 2010 giảm xuống còn 25%. Thu ngân sách cấp xã vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng thu

NSĐP (bình quân giai đoạn 2007 - 2010 chiếm 3,75%).

- Kết quả chi ngân sách địa phương:

Bảng 2.10. Tổng hợp chi ngân sách địa phương

Đơn vị tính: triệu đồng

Thời gian Tổng chi NSĐP

Trong đó: Chi đầu tư phát

triển Chi thường xuyên

Năm 2007 3.506.085 1.123.727 2.358.373 Năm 2008 4.030.049 1.273.773 2.732.293 Năm 2009 5.554.255 2.168.334 3.119.975 Năm 2010 6.241.176 2.117.426 4.110.620 Tỷ lệ 2008/2007 115% 113% 116% Tỷ lệ 2009/2008 138% 170% 114% Tỷ lệ 2010/2009 112% 98% 132%

(Nguồn: Sở Tài chính Đồng Nai)

Từ nguồn thu NSĐP, chi NSĐP hàng năm đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Bình quân giai đoạn 2007 - 2010 chi NSĐP tăng 21,6%. Trong đó chi đầu tư phát triển tăng bình qn 27,5%. Chi thường xuyên tăng bình quân tăng 21%.

Bảng 2.11. Tỷ trọng chi ngân sách các cấp trong tổng chi NSĐP

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng chi NSĐP 3.506.085 4.030.049 5.554.255 6.241.176 (1) Chi ngân sách cấp tỉnh 1.679.396 1.603.096 2.516.423 2.771.031 Tỷ trọng so tổng chi NSĐP 48% 40% 45% 44% (2) Chi ngân sách cấp huyện 1.515.776 2.019.320 2.584.710 2.866.714 Tỷ trọng so tổng chi NSĐP 43% 50% 47% 46% (3) Chi ngân sách cấp xã 310.913 407.633 453.122 603.431

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tỷ trọng so tổng chi NSĐP 9% 10% 8% 10%

(Nguồn: Sở Tài chính Đồng Nai)

Giai đoạn 2007 - 2010, chi ngân sách cấp tỉnh vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 cấp (bình quân giai đoạn chiếm 44,25%), hàng năm, tỷ trọng chi ngân sách cấp tỉnh so với tổng chi NSĐP lại có xu hướng giảm (năm 2007 chi ngân sách cấp tỉnh chiếm 48% thì đến năm 2010 giảm xuống cịn 44%). Ngược lại tỷ trọng chi ngân sách cấp huyện lại có xu hướng tăng trong giai đoạn 2007 – 2010 (năm 2007 chi ngân sách cấp huyện chiếm 43% thì đến năm 2010 chiếm 46%). Chi ngân sách cấp xã vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất, bình quân giai đoạn 2007 - 2010 chiếm 9,25%.

+ Giai đoạn 2011 – 2015:

- Kết quả thu ngân sách nhà nước:

Bảng 2.12. Tổng hợp thu ngân sách nhà nước

Đơn vị tính: triệu đồng

Thời gian Tổng thu NSNN trên địa bàn

Trong đó:

Thu nội địa Thu xuất nhập khẩu Năm 2011 26.186.904 13.944.113 10.467.452 Năm 2012 29.901.096 16.430.852 10.842.535 Năm 2013 33.162.746 18.569.525 1.923.196 Năm 2014 36.635.807 20.820.518 13.252.987 Ước Năm 2015 39.620.300 22,865.000 14.350.000 Tỷ lệ 2012/2011 114% 118% 104% Tỷ lệ 2013/2012 111% 113% 110% Tỷ lệ 2014/2013 110% 112% 111% Tỷ lệ 2015/2014 108% 110% 108%

(Nguồn: Sở Tài chính Đồng Nai)

Thu NSNN trên địa bàn thời kỳ 2011 - 2015 đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Năm 2012 tăng 14%, năm 2013 tăng 11%, năm 2014 tăng 10%, năm 2015 tăng 8%.

Trong đó, thu nội địa chiếm tỷ trọng hơn 50% trong cơ cấu tổng thu NSNN, là nguồn thu có điều tiết cho NSĐP qua hàng năm đều có mức tăng trưởng khá cao: năm 2012 tăng 18%, năm 2013 tăng 13%, năm 2014 tăng 12%, năm 2015 tăng 10%.

Bảng 2.13. Tỷ trọng thu NSĐP các cấp trong tổng thu NSĐP

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Ước năm

2015 Thu NSĐP(1)+(2)+(3) 9.820.368 12.077.129 13.326.305 14.584.128 14.968.777 (1) Thu ngân sách cấp tỉnh 8.232.867 10.291.679 10.554.398 11.827.224 12.757.754 Tỷ trọng so tổng thu NSĐP 84% 85% 79% 81% 85% (2) Thu ngân sách cấp huyện 1.340.611 1.490.219 2.427.118 2.343.932 1.796.675 Tỷ trọng so tổng thu NSĐP 14% 12% 18% 16% 12% (3) Thu ngân sách cấp xã 246.890 295.231 344.788 412.972 414.348 Tỷ trọng so tổng thu NSĐP 3% 2% 3% 3% 3%

(Nguồn: Sở Tài chính Đồng Nai)

Giai đoạn 2011 - 2015, thu ngân sách cấp tỉnh vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSĐP, bình quân hàng năm là 82,8%. Tỷ trọng thu ngân sách giữa cấp tỉnh và huyện có biến động nhẹ (cấp tỉnh: năm 2011 chiếm 84%, năm 2012 tăng lên 85%, năm 2013 giảm xuống 79%, năm 2014 tăng lên 81% và ước năm 2015 tăng lên 85%; cấp huyện: năm 2011 chiếm 14%, năm 2012 xuống 12%, năm 2013 tăng lên 18%, năm 2014 giảm xuống 16% và ước năm 2015 giảm xuống còn 12%). Thu ngân sách cấp xã vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp so tổng thu NSĐP (chiếm bình quân khoảng 3%).

- Kết quả chi ngân sách địa phương:

Bảng 2.14. Tổng hợp chi ngân sách địa phương

Đơn vị tính: triệu đồng

Thời gian Tổng chi NSĐP

Trong đó: Chi đầu tư phát

triển Chi thường xuyên

Năm 2011 9.682.255 2.795.585 4.992.488 Năm 2012 12.784.773 3.546.729 6.785.523 Năm 2013 14.347.265 4.086.319 7.515.807 Năm 2014 14.840.286 4.328.228 8.574.349 Ước năm 2015 16.575.883 4.770.776 8.649.439 Tỷ lệ 2012/2011 132% 127% 136% Tỷ lệ 2013/2012 112% 115% 111% Tỷ lệ 2014/2013 103% 106% 114% Tỷ lệ 2015/2014 112% 110% 101%

(Nguồn: Sở Tài chính Đồng Nai)

Trên cơ sở nguồn thu NSĐP hàng năm đều tăng so với cùng kỳ năm trước nên chi NSĐP hàng năm đều tăng. Bình quân giai đoạn 2011 - 2015 chi NSĐP tăng 14,75%. Trong đó, chi đầu tư phát triển tăng bình quân 14,5%. Chi thường xuyên tăng bình quân tăng 15,5%. Tuy nhiên, tốc độ chi đầu tư phát triển dự kiến năm 2015 lớn hơn tốc độ chi thường xuyên năm 2015 do UBND tỉnh tập trung khai thác và huy động nhiều nguồn thu thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn.

Bảng 2.15. Tỷ trọng chi ngân sách các cấp trong tổng chi NSĐP

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Ước năm 2015 Tổng chi NSĐP

(1+2+3) 9.682.255 12.784.773 14.347.265 14.840.286 16.575.883

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Ước năm 2015 (1) Chi ngân sách cấp tỉnh 5.342.934 7.224.692 6.952.505 7.380.808 9.336.493 Tỷ trọng so tổng chi NSĐP 55% 57% 48% 49.7% 56% (2) Chi ngân sách cấp huyện 3.592.282 4.637.370 6.210.660 6.018.696 5.581.802 Tỷ trọng so tổng chi NSĐP 37% 36% 43% 40.6% 34% (3) Chi ngân sách cấp xã 747.039 922.711 1.184.100 1.440.782 1.657. 588 Tỷ trọng so tổng chi NSĐP 8% 7% 8% 9.7% 10%

(Nguồn: Sở Tài chính Đồng Nai)

Giai đoạn 2011 - 2015, chi ngân sách cấp tỉnh vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 03 cấp (bình quân chiếm 53,14%), tỷ trọng chi ngân sách giữa cấp tỉnh và cấp huyện trong giai đoạn có biến động nhẹ so với tổng chi NSĐP (cấp tỉnh: năm 2011 chiếm 55%, năm 2012 chiếm 57%, năm 2013 chiếm 48%, năm 2014 chiếm 49,7%, ước năm 2015 chiếm 58%; cấp huyện: năm 2011 chiếm 37%, năm 2012 chiếm 36%, năm 2013 chiếm 43%, năm 2014 chiếm 40,6%, ước năm 2015 chiếm 34%). Chi ngân sách cấp xã vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất so với cấp tỉnh và huyện nhưng được tăng dần theo hàng năm (năm 2011 chiếm 8%, ước năm 2015 là 10%).

2.2.2.3 Đánh giá việc thực hiện phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng

Nai từ khi có luật NSNN năm 2002

- Những mặt đạt được từ khi có luật NSNN năm 2002: + Những mặt đạt được do thực hiện Luật NSNNnăm 2002: * Giai đoạn 2004-2006:

Một là, với quy định phân cấp quản lý ngân sách, Luật NSNN đã tạo ra cơ chế

khuyến khích ĐP quan tâm, chăm lo đầu tư phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển để tạo thêm nguồn thu cho NSNN; tập trung chỉ đạo và đôn đốc, đảm bảo thu nộp NSNN theo luật định, phấn đấu tăng thu NSNN để giải quyết các nhiệm vụ phát triển KT- XH của ĐP.

Hai là, công tác quản lý điều hành ngân sách ĐP được chủ động, cơ cấu chi

ngân sách được duy trì ở mức độ hợp lý cho đầu tư phát triển, khuyến khích và tạo mơi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh; vai trị điều tiết vĩ mơ nền kinh tế của NSNN đã trở nên rõ ràng hơn và ngày càng hiệu quả, góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế.

* Giai đoạn 2007-2010:

Về cơ bản cả 03 cấp tỉnh, huyện, xã tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của giai đoạn 2004 - 2006, theo đó chủ động, mạnh dạn tổ chức, khai thác nguồn thu được phân cấp hiệu quả. Tăng thu NSĐP để cân đối chi, giúp cho các cấp chính quyền ĐP gắn nhiệm vụ thu - chi với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

* Giai đoạn 2011-2015:

Trong giai đoạn 2011 – 2015, NSĐP Đồng Nai được điều tiết tăng từ 45% lên 51% đối với các nguồn thu phân chia về thuế GTGT hàng sản xuất trong nước, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước, thuế thu nhập DN (trừ các DN hạch tốn tồn ngành), thuế thu nhập cá nhân, thuế bảo vệ môi trường thuộc DNNN TW, DNNN ĐP, DN có vốn ĐTNN, khu vực dịch vụ ngồi quốc doanh, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho ĐP khắc phục hẳn tình trạng thâm hụt ngân sách, cân đối nhiệm vụ chi và giúp cho ĐP gắn nhiệm vụ thu - chi với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

+ Những mặt đạt được khi thực hiện phân cấp ngân sách * Về phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước

. Giai đoạn 2004-2006:

Một là, các khoản thu do cấp huyện quản lý thu được phân cấp và hưởng 100%

giúp cấp huyện chủ động trong việc quản lý khai thác nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển. Việc phân cấp cho cấp xã hưởng các

khoản phí, lệ phí, thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị do các cơ quan cấp xã, thị trấn quản lý và các khoản thu khác nộp vào ngân sách xã, thị trấn theo quy định của pháp luật; thu về hoa lợi cơng sản... đã góp phần nâng cao tính năng động của chính quyền cấp xã trong việc quản lý, khai thác các nguồn thu trên địa bàn; chủ động trong việc sử dụng các nguồn thu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Hai là, hầu hết các khoản thu giao cho cấp huyện, cấp xã quản lý thu được điều

tiết 100% cho ngân sách cấp đó. Riêng thành phố Biên Hịa thu tiền sử dụng đất có tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp tỉnh; Một số khoản thu thuế GTGT và thuế thu nhập DN của các DN ngoài quốc doanh do cấp tỉnh quản lý thu cũng điều tiết cho cấp huyện và cấp xã, tạo cho NS cấp huyện và cấp xã chủ động nguồn thực hiện nhiệm vụ chi.

Ba là, cả 03 cấp tỉnh, huyện, xã đều chủ động, mạnh dạn tổ chức, khai thác

nguồn thu hiệu quả theo nhiệm vụ được phân cấp, số thu NSNN của năm sau đều tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước tạo điều kiện tăng thu NSĐP để cân đối chi giúp cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ GVHD: TS NGUYỄN văn SÁNG (Trang 56 - 72)