3.4. Kiến nghị
3.4.1.1. xuất và kiến nghị đối với một số tồn tại vướng mắc về Luật NSNN
năm 2002 kéo dài đến nay
a) Quốc Hội
Việc phân cấp quản lý trong thực hiện chu trình NSNN cần hướng đến sự tách biệt giữa NSTW và NSĐP. Quyết định số bổ sung từ NSTW cho ngân sách của từng ĐP. Phân cấp cho ĐP chủ động hơn trong quyết định và điều hành NSĐP, quyết định quyết tốn NSĐP.
b) Đối với Bộ Tài chính
- Ban hành cơ chế cho các địa phương được hưởng tỷ lệ điều tiết từ nguồn thu xuất nhập khẩu trên địa bàn hoặc hỗ trợ 30% đến 50% nguồn vốn có mục tiêu cho địa phương trên tổng số thu lĩnh vực xuất nhập khẩu trên địa bàn để thực hiện các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của địa phương.
- Bãi bỏ quy định “sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên”. Vì Nhu cầu kinh phí cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Đồng Nai khá lớn, trong giai đoạn 2011-2015, Đồng Nai vừa thốt khỏi tình trạng mất cân đối Ngân sách, nếu thực hiện theo quy định của Luật NSNN, Đồng Nai sẽ rơi vào tình trạng khó khăn về ngân sách. - Quy định trong Luật NSNN sửa đổi cho trường hợp ngân sách địa phương bị hụt thu vì lý do khách quan được ngân sách trung ương hỗ trợ, bổ sung cân đối toàn bộ
phần hụt thu, giúp địa phương không bị mất cân đối, đảm bảo việc điều hành ngân sách, hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn.
- Bổ sung quy định cho trường hợp ngân sách địa phương bị hụt thu được ngân sách trung ương hỗ trợ (tương ứng bãi bỏ quy định về việc khi hụt thu phải điều chỉnh giảm chi).
c) Đối với Tổng Cục thuế
Phân cấp quản lý thu của Tổng Cục thuế theo đó phân cấp mạnh các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ ngoài quốc doanh cho các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa quản lý thu.