Tình hình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ GVHD: TS NGUYỄN văn SÁNG (Trang 31 - 33)

Sau khi ban hành luật NSNN năm 2002 đến nay, chủ trương phân cấp quản lý nói chung và phân cấp quản lý NSNN nói riêng đã và đang được thực hiện mạnh mẽ. Phân cấp về quản lý NSNN ở Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc: quyền quyết định của TW và quyền chủ động của các ĐP trong việc thực hiện các nhiệm vụ ngân sách.

Các ĐP ngày càng được quyền tự chủ cao hơn và được giao quyền quyết định trong một số nhiệm vụ liên quan đến ngân sách.

Phân cấp quản lý ngân sách hiện nay, gồm có: phân cấp nhiệm vụ thu và chi NSNN. Các cấp ngân sách của Việt nam được thiết kế theo mơ hình ngân sách cấp trên bao hàm ngân sách các cấp dưới. NSNN được chia thành NSTW và NSĐP.

- Về phân cấp thu ngân sách giữa TW và ĐP

Các khoản thu NSNN được chia thành các nhóm: các khoản thu NSTW hưởng 100%; các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP; các khoản thu được phân cấp cho NSĐP 100%. Cụ thể :

+ Các khoản thu NSTW hưởng 100%: Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu; thuế thu nhập DN của các đơn vị hạch tốn tồn ngành; các khoản thuế, thu khác từ dầu, khí theo quy định Chính phủ; các khoản thu khác theo quy định pháp luật.

+ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSTW và NSĐP: Thuế GTGT; thuế thu nhập DN; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước; thuế bảo vệ môi trường. Tỷ lệ phân chia NSTW và ĐP được giữ cố định trong giai đoạn từ 3 - 5 năm với mục tiêu giúp chính quyền ĐP có sự ổn định trong thực hiện nhiệm vụ ngân sách của mình.

+ Các khoản thu NSĐP hưởng 100%: Thuế nhà, đất; thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí; thuế mơn bài; thuế sử dụng đất nơng nghiệp và phi nông nghiệp; tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất; tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; lệ phí trước bạ; thu từ hoạt động XSKT; các khoản thu khác theo quy định pháp luật.

NSĐP cũng được nhận một khoản thu quan trọng là thu từ chuyển giao NSTW cho ĐP gồm: Bổ sung cân đối ngân sách (với những ĐP chưa thể tự cân đối ngân sách) và bổ sung có mục tiêu.

- Về phân cấp chi ngân sách nhà nước giữa TW và ĐP

Nguyên tắc thực hiện phân cấp chi NSNN giữa TW và ĐP:

+ NSTW giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những ĐP chưa cân đối được thu, chi ngân sách. NSTW chi trả cho các chương trình, dự án quốc gia, liên tỉnh, các dịch vụ cơng cộng có vai trị quan trọng với quốc gia như giáo dục đại học, các bệnh viện quốc gia, quốc phòng, an ninh quốc gia…

+ HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc TW (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền ĐP phù hợp với phân cấp quản lý KT-XH, quốc phịng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. NSĐP có trách nhiệm với dịch vụ cơng theo phân cấp mà vùng hưởng lợi nằm trong biên giới của họ.

+ Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ GVHD: TS NGUYỄN văn SÁNG (Trang 31 - 33)