1.3. Đào tạo nguồn nhân lực
1.3.3. Quy trình thực hiện đào tạo nguồn nhân lực
Quy trình này gồm 3 giai đoạn như sau (Trần Kim Dung, 2015):
Giai đoạn 1: Xác định nhu cầu đào tạo
Đây là giai đoạn đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng đối với việc tổ chức hoạt động đào tạo. Để xác định nhu cầu đào tạo chính xác địi hỏi phải có phân tích nhu cầu đào tạo. Phân tích nhu cầu đào tạo nhằm tìm ra khoảng cách (bao gồm kỹ năng, kiến thức và thái độ) còn thiếu của nhân viên so với vị trí mà họ đảm nhận đang cần. Phân tích nhu cầu đào tạo gồm có: phân tích doanh nghiệp, phân tích tác nghiệp và phân tích
o Phân tích doanh nghiệp:
Xác định những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp và xác định sự cần thiết áp dụng các hình thức đào tạo phù hợp với chiến lược phát triển của cơng ty.
o Phân tích tác nghiệp:
Xác định loại kỹ năng và các hành vi cần thiết cho người lao động để họ thực hiện tốt cơng việc. Phân tích tác nghiệp chú trọng xác định xem nhân viên cần làm gì để thực hiện cơng việc tốt.
o Phân tích nhân viên:
Loại phân tích này chú trọng lên các năng lực và các đặc tính cá nhân của nhân viên, được sử dụng để xác định ai là người cần thiết được đào tạo và những kỹ năng, kiến thức, quan điểm nào cần được chú trọng trong q trình đào tạo.
Khi làm phân tích đào tạo, cần dựa vào chiến lược kinh doanh, chính sách đào tạo trong doanh nghiệp, ma trận đào tạo (từng vị trí cần học và học những khóa nào), ma trận kỹ năng (mức độ thành thạo từng kỹ năng của mỗi nhân viên), lịch sử đào tạo và chiến lược phát triển nghề nghiệp của nhân viên đó.
Giai đoạn 2: Thực hiện quá trình đào tạo
Sau khi cân nhắc các vấn đề chiến lược trong đào tạo, xác định được nhu cầu đào tạo, doanh nghiệp cần đi đến bước tiếp theo là xác định nội dung chương trình và phương pháp đào tạo. Đây là vấn đề địi hỏi các doanh nghiệp cần thận trọng vì tất cả các chi phí trong đào tạo đều phải được hồn vốn.
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ tổ chức đào tạo theo kế hoạch, theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo và điều chỉnh kế hoạch nếu xét thấy cần thiết.
Giai đoạn 3: Đánh giá hiệu quả đào tạo
Chương trình đào tạo có thể được đánh giá theo các tiêu thức như: mục tiêu đào tạo có đạt được hay khơng? Những điểm yếu, điểm mạnh của chương trình đào tạo và đặc tính hiệu quả kinh tế của việc đào tạo thông qua đánh giá chi phí và kết quả của chương trình, từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trình đào tạo.
Kết quả của chương trình đào tạo bao gồm: kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của người học đối với chương trình đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình đào tạo, sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực... Để đo lường các kết quả trên, có thể sử dụng các phương pháp như phỏng vấn, điều tra thông qua bảng hỏi, quan sát, yêu cầu người học làm bài kiểm tra.