Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị nguồn nhân lực nói chung và hoạt động tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực nói riêng thuộc hai nhóm mơi trường bên ngoài và bên trong (Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2012).
1.5.1. Môi trƣờng bên ngoài
o Khung cảnh kinh tế:
Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực. Khi có biến động về kinh tế, doanh nghiệp phải biết điều chỉnh các hoạt động để có thể thích nghi và phát triển tốt.
o Dân số và lực lượng lao động:
Tốc độ tăng trưởng dân số sẽ ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu lao động trong doanh nghiệp. Tốc độ gia tăng dân số cao gây sức ép lên cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách của nhà nước.
o Pháp luật – chính trị:
Công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại một doanh nghiệp đều phải tuân theo luật pháp và quy định của chính phủ.
o Khoa học – kỹ thuật:
Khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, đồng nghĩa ban lãnh đạo doanh nghiệp phải có chính sách tuyển dụng và đào tạo nhân sự phù hợp để quản lý
o Cạnh tranh thu hút nhân lực:
Đó là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân lực, doanh nghiệp phải biết thu hút, duy trì và phát triển lực lượng lao động, không để mất nhân tài vào tay đối thủ.
1.5.2. Mơi trƣờng bên trong
o Chính sách/chiến lược tuyển dụng và đào tạo NNL của doanh nghiệp:
Chính sách tuyển dụng, đào tạo rõ ràng sẽ khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn, tạo năng suất lao động cao hơn. Doanh nghiệp cần có chiến lược tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực gắn liền với chiến lược/kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
o Sứ mạng/mục tiêu của doanh nghiệp:
Mỗi doanh nghiệp đều có sứ mệnh và mục tiêu riêng của mình. Sứ mệnh của cơng ty chính là bản tun ngơn của cơng ty đó đối với xã hội và xác định mục tiêu chính là hiện thực hóa tầm nhìn, sứ mệnh thành những kết quả hoạt động cụ thể có thể đo lường được.
o Văn hóa doanh nghiệp:
Là một hệ thống các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực đạo đức được chia sẻ, chấp nhận, đề cao và nó thống nhất các thành viên trong một tổ chức. Văn hố doanh nghiệp góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.