Ngành sản xuất kinh doanh gia vị có những đặc thù về hoạt động kinh doanh riêng biệt so với các ngành khác, bao gồm:
- Thị trường sản phẩm gia vị trong nước ổn định vì gia vị được sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn của người dân do thói quen ẩm thực. Trong những năm qua, nhu cầu về sản phẩm gia vị trong nước rất lớn và đang phát triển khá nhanh. Bên cạnh đó, gia vị được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm khác như sản xuất bánh kẹo, mì ăn liền, nước giải khát… Hơn nữa, các doanh nghiệp tại Việt Nam còn giải quyết vấn đề đầu ra bằng cách xuất khẩu sản phẩm gia vị đến những thị trường nước ngồi có nhu cầu lớn và đa dạng như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc…
- Ngành có tốc độ phát triển rất nhanh bởi vì nhu cầu của thị trường là rất lớn. Chính điều này đã thu hút khá đông doanh nghiệp gia nhập ngành. Các doanh nghiệp liên tục phát triển và đưa ra sản phẩm mới nhằm đáp ứng theo nhu cầu đa dạng, phong phú của người tiêu dùng.
- Nguồn nguyên liệu có sẵn, dồi dào, giá rẻ và chi phí nhân cơng thấp là điểm lôi cuốn các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất. Hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam nói riêng và nhiều nước đang phát triển nói chung. Bên cạnh đó, dân số Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới và cơ cấu lực lượng lao động chủ yếu là lao động trẻ. Do đó, các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngồi có thể chủ động đầu tư, mở rộng sản xuất và an tâm xây dựng cơ sở hạ tầng nhờ vào những lợi thế cạnh tranh trên.
- Công nghệ sản xuất hiện đại, hệ thống phân phối rộng khắp là lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các đối thủ trong ngành. Việc nâng cao công nghệ sản xuất giúp giảm thiểu tác động bất lợi của sản xuất đối với môi trường, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, làm giảm giá thành và chi phí sản xuất... Nếu như trước đây, các sản phẩm được phân phối đến tay người tiêu dùng bằng kênh phân phối truyền thống như chợ, tiệm tạp hóa thì ngày nay, các doanh nghiệp mở rộng thêm kênh phân phối hiện đại là siêu thị, đại siêu thị, hệ thống cửa hàng tiện ích.