tại công ty Ajinomoto Việt Nam
2.3.1. Các yếu tố thuộc mơi trƣờng bên ngồi
Khung cảnh kinh tế: Là một doanh nghiệp sản xuất, công ty cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ sự thay đổi giá cả đầu vào của thị trường điển hình là giá nguyên nhiên vật liệu. Khi nguyên nhiên vật liệu tăng giá thì cơng ty có những giải pháp như giảm bớt
74% 26%
Nam
nhân sự ở một số bộ phận, cắt giảm chi phí sản xuất… và có thể là cả chi phí tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực.
Dân số và lực lượng lao động: Theo số liệu của Tổng cục Thống Kê, tính đến năm 2013, nước ta có 53,25 triệu người trong độ tuổi lao động trên tổng số 89,71 triệu người (chiếm 59,35%). Số người trong độ tuổi từ 15 đến 49 chiếm 39,8 triệu người, chiếm 44,39% tổng dân số và chiếm 74,79% lực lượng lao động. Những con số này cho thấy tiềm năng nguồn nhân lực VN, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ. Tuy nhiên, đội ngũ lao động của ta trẻ và dồi dào nhưng chưa được trang bị chuyên môn, kỹ thuật.
Đối với khối lao động trực tiếp của công ty tập trung ở hai nhà máy đặt tại Đồng Nai, là nơi lực lượng lao động từ nhiều nơi đổ về. Điều này một mặt làm phong phú thêm đội ngũ lao động, nhưng mặt khác nó cũng gây trở ngại trong cơng tác quản lý lao động tại công ty buộc khâu tuyển dụng phải chú trọng đến vấn đề xác minh, điều tra lý lịch của các đối tượng này.
Pháp luật – chính trị: Tình hình chính trị ổn định cùng với chính sách mở cửa, khuyến khích và cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, gỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh… đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu tư 2005 đã góp phần cải thiện đáng kể mơi trường kinh doanh trong nước, giảm bớt những rào cản về luật pháp đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Luật đầu tư mới cũng đã xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và q trình hội nhập tồn diện.
Chính những yếu tố trên làm cho thị trường lao động của Việt Nam diễn ra sôi động hơn. Do đó, doanh nghiệp cần có chính sách thu hút, đào tạo người lao động để có nguồn lực phù hợp đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Khoa học – kỹ thuật: Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, KHCN được xem là công cụ cạnh tranh chiến lược. Từ trước đến nay, cơng ty ln có định hướng phát triển theo hướng môi trường xanh bởi đây là yêu cầu rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Công ty đã chủ động lập kế hoạch phát triển lâu dài, theo đuổi mục tiêu sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng nhưng vẫn hướng đến lợi ích chung cho cộng đồng, xã hội.
Bên cạnh đó, cơng ty cũng chú trọng đào tạo nhân lực theo chuẩn mực về công nghệ, phù hợp với nhu cầu thực tế của công nghệ sản xuất và khuyến khích người lao động phát huy tối đa năng lực sáng tạo, áp dụng đổi mới, cải tiến vào trong công việc theo đúng lĩnh vực chuyên môn được đào tạo.
Cạnh tranh thu hút nhân lực: Trong những năm qua, nhu cầu về gia vị của người dân Việt Nam ngày càng lớn. Chính vì thế, thị trường này đã thu hút được hàng loạt doanh nghiệp tham gia, từ các Ajinomoto, Unilever, P&G, Masan đến các thương hiệu quen thuộc như Trường Thành, Cholimex… Sự phát triển, đầu tư xây dựng và mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp cùng ngành có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc cạnh tranh thu hút nguồn lao động của công ty Ajinomoto VN.
2.3.2. Các yếu tố thuộc mơi trƣờng bên trong
Chính sách/ Chiến lƣợc tuyển dụng và đào tạo của doanh nghiệp
Chiến lược thu hút nhân tài là nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra cho những người làm công tác tuyển dụng nhân sự. Để thực hiện chiến lược đó, bộ phận Nhân sự khối Sản xuất đã phối hợp với Phòng Quan hệ Cộng đồng tổ chức giới thiệu chính sách Nhân sự của cơng ty cho các bạn sinh viên thơng qua chương trình tham quan Nhà máy. Đây là một hoạt động thiết thực trong cơng việc mang hình ảnh cơng ty đến gần hơn với các sinh viên của các trường đại học trên cả nước.
Về chiến lược đào tạo, ban lãnh đạo công ty chú trọng đến việc phát triển lực lượng lao động kế thừa và đội ngũ lãnh đạo, quản lý. Cơng ty có chiến lược đào tạo gắn với
Sứ mạng/ Mục tiêu của doanh nghiệp
Sứ mạng: Góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người trên trái đất bằng cách đóng góp những tiến bộ quan trọng trong các lĩnh vực Thực phẩm, Sức khỏe và bằng những hoạt động vì Sinh mệnh con người.
Mục tiêu:
- Thúc đẩy tăng trưởng để trở thành công ty sản xuất thực phẩm hàng đầu tại VN. - Phát triển bền vững cùng đất nước VN dựa trên sứ mệnh và triết lý của Tập đoàn nhằm mang lại những giá trị cuộc sống tốt đẹp nhất cho người VN.
Văn hóa doanh nghiệp
Cơng ty Ajinomoto VN là cơng ty Nhật cho nên nó thừa hưởng những đặc trưng văn hóa kinh doanh của người Nhật. Một trong những đặc trưng là chế độ tuyển dụng, đào tạo nhân viên. Giáo dục trong công ty là quan trọng nhất. Mọi người trong công ty đều hiểu rằng “phương hướng kinh doanh của một xí nghiệp là vì lợi ích của mọi người chứ khơng vì lợi ích cá nhân.” Cơng ty có chế độ th mướn nhân viên suốt đời và trả lương theo chế độ thâm niên – chế độ làm việc này đem lại nhiều lợi ích cho cả cơng ty và người lao động như với cơng ty, nó đem lại sự ổn định về tổ chức nhân sự và thuận lợi trong đào tạo, làm người lao động yên tâm gắn bó và làm việc hết mình cho cơng ty.
Các chương trình đào tạo, các đợt đánh giá nhân viên và thăng tiến nghề nghiệp được tiến hành lâu dài và theo cách cho nhân viên luân phiên tiếp xúc với nhiều kinh nghiệm và cơ hội khác nhau trong hoạt động của cơng ty.
Nhìn chung, mơ hình quản lý cơng ty chú trọng nguồn lực con người, coi trọng con người và mối quan hệ hài hòa trong quan hệ con người. Mọi người trong tổ chức đều tham gia vào quá trình hoạt động quản lý và tập thể quan trọng hơn cá nhân.