2.5. Thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty
2.5.2.4. Kết quả khảo sát thực tế về công tác đào tạo
Để có căn cứ cho việc đánh giá về thực trạng công tác đào tạo tại công ty, tác giả đã thu thập ý kiến của 200 nhân viên công ty thông qua bảng khảo sát ở phụ lục 8.
- Về công tác xác định nhu cầu đào tạo:
Bảng 2.9: Nhận xét về công tác xác định nhu cầu đào tạo
Công tác đào tạo nguồn nhân lực Tổng Mức độ đồng ý M
cộng 1 2 3 4 5
Anh/chị nhận xét về công tác xác định nhu cầu đào tạo
200 Cơng tác phân tích nhu cầu đào tạo được
thực hiện tốt
200 9 77 63 45 6 2.81 Các phương pháp thu thập thông tin nhu
cầu đào tạo hiệu quả
200 8 76 83 24 9 2.75 Chương trình đào tạo được thiết kế
nhằm bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng cần thiết để anh/chị thực hiện công việc hiệu quả hơn
200 4 8 57 117 14 3.65
Anh/chị được tham gia đầy đủ những chương trình đào tạo theo yêu cầu công việc
200 12 87 84 12 5 2.55
Trong đó: 1. Rất khơng đồng ý; 2. Khơng đồng ý; 3. Khơng có ý kiến (trung lập); 4. Đồng ý; 5. Rất đồng ý.
Đa số nhân viên trả lời đồng ý chương trình đào tạo được thiết kế nhằm bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng cần thiết để người lao động thực hiện công việc hiệu quả hơn (M>3). Nhưng họ cũng khơng đồng ý cơng tác phân tích nhu cầu đào tạo được thực hiện tốt, các phương pháp thu thập thông tin nhu cầu đào tạo hiệu quả và người lao động được tham gia đầy đủ những chương trình đào tạo theo yêu cầu công việc (M<3).
Do cơng tác phân tích nhu cầu đào tạo tại cơng ty cũng không được chú trọng, chủ yếu là do quyết định cảm tính của lãnh đạo bộ phận chứ khơng dựa trên việc phân tích: phân tích doanh nghiệp, phân tích tác nghiệp và phân tích nhân viên. Nhu cầu đào tạo do chính trưởng phịng của các phịng ban xác định và gửi về Phòng Nhân Sự. Như
vậy, việc xác định nhu cầu đào tạo thời gian qua được cơng ty giao cho Phịng Nhân Sự tổng hợp nhu cầu đào tạo từ các phòng ban rồi lập ra các khóa học chứ khơng có sự tương tác giữa nhiều bên cho nên cịn nhiều thiếu sót và chưa chính xác. Bên cạnh đó, các phương pháp thu thập thơng tin để xác định nhu cầu đào tạo ít được thực hiện, hiệu quả thực hiện không cao. Phương pháp thu thập thông tin được các trưởng đơn vị thực hiện chủ yếu là qua quan sát thực hiện công việc của nhân viên hoặc nghiên cứu tài liệu sẵn có (kết quả đánh giá thực hiện công việc, báo cáo về năng suất, hiệu quả làm việc…) chứ chưa tương tác, trao đổi trực tiếp với nhân viên để hiểu rõ những khó khăn trong thực hiện công việc, về nguyện vọng đào tạo của họ.
- Về thực hiện quá trình đào tạo :
Bảng 2.10: Nhận xét về công tác thực hiện đào tạo
Công tác đào tạo nguồn nhân lực Tổng Mức độ đồng ý M
cộng 1 2 3 4 5
Phương pháp đào tạo được lựa chọn sử dụng phù hợp với công ty
200 5 12 93 79 11 3.40
Công tác chuẩn bị được thực hiện tốt 200 2 5 102 78 13 3.48 Trong đó: 1. Rất khơng đồng ý; 2. Khơng đồng ý; 3. Khơng có ý kiến (trung lập); 4. Đồng ý; 5. Rất đồng ý.
Đa số nhân viên trả lời đồng ý phương pháp đào tạo được lựa chọn sử dụng phù hợp với công ty và công tác chuẩn bị được thực hiện tốt (M>3).
Do các bộ phận, phòng ban sử dụng hình thức đào tạo chủ yếu là đào tạo trong cơng việc hoặc phịng Nhân sự phối hợp với các tổ chức bên ngoài để tổ chức đào tạo trực tiếp cho công nhân viên tại nhà máy tùy theo đặc điểm công việc, người lao động và ngân sách trích ra cho cơng tác đào tạo.
Bảng 2.11: Nhận xét về đánh giá kết quả sau đào tạo
Công tác đào tạo nguồn nhân lực Tổng Mức độ đồng ý M
cộng 1 2 3 4 5
Chương trình đào tạo có nội dung thực tiễn
200 3 6 98 86 7 3.44 Chương trình đào tạo phù hợp với công
việc đang đảm trách
200 6 7 85 93 9 3.46 Anh/chị nắm vững kiến thức, kỹ năng
mới sau khi được đào tạo
200 3 6 102 84 5 3.41 Anh/chị áp dụng tốt các kiến thức, kỹ
năng được đào tạo vào trong công việc
200 7 55 83 49 6 2.96 Công ty thực hiện hoạt động theo dõi và
đánh giá kết quả đào tạo tốt
200 6 34 124 33 3 2.96 Trong đó: 1. Rất khơng đồng ý; 2. Khơng đồng ý; 3. Khơng có ý kiến (trung lập); 4. Đồng ý; 5. Rất đồng ý.
Đa số nhân viên đồng ý chương trình đào tạo có nội dung thực tiễn, chương trình đào tạo phù hợp với công việc đang đảm trách và người lao động nắm vững kiến thức, kỹ năng mới sau khi được đào tạo (M>3). Tuy nhiên, họ lại không đồng ý khi cho rằng người lao động áp dụng tốt các kiến thức, kỹ năng được đào tạo vào trong công việc và công ty thực hiện hoạt động theo dõi và đánh giá kết quả đào tạo tốt (M<3).
Do các chương trình đào tạo được cơng ty hướng đến nhằm phát triển và nâng cao năng lực của nhân viên nên các chương trình được chọn lựa phù hợp với công việc của người lao động và đảm bảo tính thực tiễn nhằm để họ ứng dụng được trong cơng việc. Bên cạnh đó, sau những khóa học, các học viên thường được kiểm tra lại kiến thức đã học bằng phiếu khảo sát của giảng viên. Tuy nhiên, hiện nay phòng Nhân sự và các trưởng đơn vị vẫn chưa đánh giá được việc áp dụng kiến thức, kỹ năng của người lao động sau khi được đào tạo bởi việc đánh giá rất khó khăn và khơng dễ thực hiện và chưa có phương pháp khoa học để đánh giá.