3.2. Một số giải pháp đề xuất hồn thiện cơng tác tuyển dụng nhân sự tại công ty
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phỏng vấn
Phỏng vấn được xem là khâu quan trọng nhất và được áp dụng rộng rãi để làm sáng tỏ ứng viên trong quá trình tuyển chọn. Phỏng vấn cho phép cơng ty tìm hiểu và đánh giá được ứng viên về tính tình, sự tự tin, khả năng hịa đồng, tác phong, mức độ phù hợp với tổ chức… mà các chứng chỉ tốt nghiệp, các bài trắc nghiệm không thể đánh giá được hoặc không thể đánh giá một cách rõ ràng.
Hiện nay, cơng ty áp dụng hình thức phỏng vấn nhóm (hay cịn gọi là phỏng vấn hội đồng) cho hầu hết các vị trí tuyển dụng. Tuy nhiên, thơng tin từ các cuộc phỏng vấn cịn nhiều tranh luận về độ tin cậy và tính chính xác của nó.
Do đó, nhằm đảm bảo cho kết quả phỏng vấn đạt hiệu quả cao thì các thành viên ban phỏng vấn cần chú ý hoạch định cuộc phỏng vấn, kiểm soát cuộc phỏng vấn, kỹ năng đặt câu hỏi và đánh giá ứng viên. Công ty cần đào tạo những kỹ năng này cho các thành viên ban phỏng vấn bằng cách cho họ tham gia các khóa đào tạo kỹ năng phỏng vấn của các trung tâm đào tạo hoặc các buổi hội thảo về nhân sự. Hoặc phòng Nhân sự tổ chức những buổi đào tạo nội bộ những kỹ năng này cho các vị trí giám sát, quản lý mà có thể là thành viên trong ban phỏng vấn sau này.
Tác giả xin đề xuất với thành viên ban phỏng vấn sử dụng một kỹ thuật phỏng vấn hành vi và đánh giá ứng viên tiêu biểu, khoa học, chứng tỏ tính ưu việt hơn hẳn so với kỹ thuật phỏng vấn khác. Phương pháp này có tên đầy đủ theo tiếng Anh là Behavioral Event Interview (BEI), là tiến trình phỏng vấn theo cấu trúc nhằm dự đốn chính xác hơn tiềm năng của ứng viên cho sự thành công trong công việc sau này. Người phỏng vấn sẽ hỏi những ứng xử của cá nhân ứng viên trong quá khứ và những thông tin thu
với công việc sắp tới. Trong khi phỏng vấn theo tình huống đưa ra những câu hỏi dựa trên “cảm nhận” hoặc “giả định” đối với ứng viên như “Bạn sẽ làm gì nếu bạn có một quyết định khó khăn?” thì BEI hướng đến những câu cụ thể hơn: “Hãy kể cho tôi nghe về một quyết định khó khăn mà bạn đã thực hiện trong năm qua”, “Lúc đó bạn đã xử lý tình huống như thế nào?”, “Kết quả ra sao?”…
Dưới đây là một mẫu khá phổ biến được sử dụng theo phương pháp này: - Tên người được phỏng vấn
- Vị trí phỏng vấn - Tên người phỏng vấn
Bảng 3.1: Đánh giá phỏng vấn hành vi BEI
Câu hỏi Điểm đánh giá
1 2 3 4 5
Ghi chú (Điểm mạnh/Điểm yếu) 1. Hãy kể về một quyết định khó khăn mà bạn đã thực
hiện trong năm qua?
2. Lúc đó bạn đã xử lý thế nào? …
Các câu hỏi được xây dựng xung quanh tính chất của cơng việc. Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn đánh giá mức độ phù hợp so với công việc thực tế theo thang đo từ 1 đến 5, sau đó người phỏng vấn ghi chú các đánh giá, cộng tổng số điểm. Ứng viên có điểm càng cao thì càng phù hợp với vị trí cơng việc.