Thực trạng nguồn nhân lực tại công ty Ajinomoto Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty ajinomoto việt nam (Trang 37 - 39)

2.2.1. Thực trạng cơ cấu lao động theo nghiệp vụ

(Nguồn: Phịng Nhân sự)

Hình 2.1. Cơ cấu lao động theo nghiệp vụ năm 2014

Xét hình 2.1 và phụ lục 2 - Cơ cấu lao động theo nghiệp vụ năm 2014 thì lao động gián tiếp (nhân viên làm việc văn phịng) chiếm 11%, trong khi đó khối lao động trực tiếp (công nhân, kỹ sư làm việc tại các phân xưởng) chiếm 54% và đội ngũ nhân viên bán hàng chiếm 35%. Cơng nhân, kỹ sư có số lượng đơng nhất là do đặc thù của doanh nghiệp là công ty sản xuất. Tỷ lệ về số lượng nhân viên phụ trách nhiệm vụ bán hàng đứng vị trí thứ hai cho thấy việc phân phối sản phẩm được đảm bảo và công ty rất chú trọng đến tìm kiếm đầu ra trên thị trường.

2.2.2. Thực trạng cơ cấu lao động theo trình độ

(Nguồn: Phịng Nhân sự)

Hình 2.2. Cơ cấu lao động theo trình độ năm 2014

47%

7% 11%

35%

Công nhân trực tiếp sản xuất Kỹ sư khối sản xuất

Nhân viên văn phòng Nhân viên kinh doanh, tiếp thị và phát triển 0.2% 14% 10% 44% 4% 25% 3% 0.2% Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung học phổ thông Trung cấp nghề

Trung học chuyên nghiệp Trung học cơ sở

Xét hình 2.2 và phụ lục 2 - Cơ cấu lao động theo trình độ tính đến năm 2014, tồn cơng ty Ajinomoto có 5 người có trình độ Thạc sỹ; 312 người trình độ đại học; 315 người trình độ cao đẳng – trung cấp nghề; 987 người trình độ trung học phổ thơng; 554 người trình độ trung học chun nghiệp; cịn lại là 58 người trình độ trung học cơ sở - tiểu học.

- Lao động có trình độ cao: Chiếm tỷ trọng thấp. Nhân viên có trình độ chủ yếu

thuộc khối hoạch định, văn phòng; là những người chịu trách nhiệm trong việc ra kế hoạch, chiến lược cho công ty, giải quyết vấn đề trong nội bộ và thiết lập các mối quan hệ cộng đồng.

- Lao động có trình độ thấp: Chiếm tỷ trọng cao. Lực lượng lao động cao đẳng,

trung cấp thì cịn trẻ và tay nghề chưa thuần thục nên trong thời gian tới chủ trương của cơng ty là cần có một chiến lược thu hút, tuyển dụng lao động có trình độ và đào tạo, vừa nâng cao tay nghề nhân viên vừa mang tính kế thừa.

- Trình độ ngoại ngữ: Chủ yếu là tiếng Anh. Công ty Ajinomoto Việt Nam là cơng

ty có 100% vốn nước ngồi nên những người quản lý cấp cao là người Nhật. Cho nên, yêu cầu sử dụng ngoại ngữ tại công ty là hết sức quan trọng trong công việc giao tiếp hàng ngày cũng như thực hiện các nghiệp vụ báo cáo công việc, soạn thảo hợp đồng, nghiên cứu…

2.2.3. Thực trạng cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính Thực trạng lao động theo độ tuổi Thực trạng lao động theo độ tuổi

(Nguồn: Phịng Nhân sự)

Hình 2.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2014

63.5% 29.2% 5.8% 1.5% Tuổi dưới 31 Tuổi từ 31-40 Tuổi từ 41-50 Tuổi từ 51-60

Xét hình 2.3 và phụ lục 2 - Theo số liệu thống kê cuối năm 2014 tại công ty, khi xét theo độ tuổi lao động, độ tuổi từ 30 trở xuống chiếm 63.5%, từ 31 tuổi đến 40 tuổi chiếm 29.2%, từ 41 tuổi đến 50 tuổi là 5.8%, từ 51 tuổi đến 60 tuổi chiếm 1.5%. Qua đó cho thấy lực lượng lao động tại công ty chủ yếu thuộc độ tuổi nhỏ hơn 30. Lực lượng lao động trẻ này là một thuận lợi nhằm phát triển nguồn nhân lực của công ty. Điều này giúp công ty xây dựng được đội ngũ lao động kế thừa chất lượng, tạo ra nguồn động lực to lớn cho sự phát triển trong thời gian sắp tới.

Thực trạng lao động theo giới tính

(Nguồn: Phịng Nhân sự)

Hình 2.4. Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2014

Xét hình 2.4 và phụ lục 2 - Tỷ lệ nhân viên nữ chiếm 26% tương ứng 574 người trong khi tỷ lệ nhân viên nam chiếm 74% còn lại với 1.657 người. Số chênh lệch giữa nhân viên nam và nữ là rất lớn do cơng ty có nhà máy với quy trình sản xuất địi hỏi nhiều nhân viên nam. Nhân viên nam chủ yếu trong các bộ phận điện, kỹ thuật, động lực, kế hoạch sản xuất…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty ajinomoto việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)